Bé Tuấn Kiệt, 32 tháng, đang theo dõi nguy cơ Tự kỷ

Mỗi chủ đề trong mục này như là một căn nhà phụ huynh dựng lên cho con mình. Mong mọi người cùng thăm hỏi hàng xóm, hỏi thăm tiến bộ của các bé và chia sẻ kinh nghiệm với nhau.

Re: Bé Tuấn Kiệt, 32 tháng, đang theo dõi nguy cơ Tự kỷ

Gửi bàigửi bởi mehailam » T.Sáu Tháng 3 09, 2012 7:25 am

Anh Phi thử tìm hiểu về 1 vị bác sĩ tên G. Doman xem,


Hà hà, ông xxx tuyên bố chữa hết Tự kỷ (coi link viewtopic.php?f=3&t=1121) nhà ở San Jose, gần nhà chị Tường Anh mà tôi còn chưa tới, thì ông G. Doman nào đó tôi sẽ khó có duyên được gặp lắm.


Vì anh Phi nói :Tôi mong có ai đó giải thích cho tôi hiểu vì sao phải tập những bài tập như thế để tôi có cơ hội học hỏi và phản biện nên em nhắc đến người này, hihi

Sao lại có hại? Tôi quan niệm là kiến thức là điều tốt, sàng lọc ra sao là do mình.


Kiến thức là điều tốt nhưng còn phương pháp để truyền đạt kiến thức thì k phải đều tốt cả phải k anh Phi. Vì nhiều PH như em khả năng sàng lọc có hạn nên ngày nào cũng vào đây làm phiền các anh chị nè ;) . Như anh đã nói đấy, người có cảm giác mình đang chìm thì xem mọi thứ quăng ra đều là phao, nhưng khi có những ý kiến trái chiều nhau thì PH chúng em hoang mang lắm.
Vì thế mà My Sun hỏi anh về các bài tập. Câu trả lời của anh chắc cũng đang làm chị ấy hoang mang đây (hic), vì anh Phi nói các bài tập ấy k hề có ở Hoa Kì mà.
mehailam
 
Bài viết: 68
Ngày tham gia: T.Ba Tháng 10 04, 2011 8:13 am

Re: Bé Tuấn Kiệt, 32 tháng, đang theo dõi nguy cơ Tự kỷ

Gửi bàigửi bởi phi » T.Sáu Tháng 3 09, 2012 6:16 pm

Vì anh Phi nói :Tôi mong có ai đó giải thích cho tôi hiểu vì sao phải tập những bài tập như thế để tôi có cơ hội học hỏi và phản biện nên em nhắc đến người này, hihi


À, mình nói vậy tức là ai đó vào đây giải thích chứ không phải là mình phải đi kiếm người đó để hỏi.

Kiến thức là điều tốt nhưng còn phương pháp để truyền đạt kiến thức thì k phải đều tốt cả phải k anh Phi. Vì nhiều PH như em khả năng sàng lọc có hạn nên ngày nào cũng vào đây làm phiền các anh chị nè ;) . Như anh đã nói đấy, người có cảm giác mình đang chìm thì xem mọi thứ quăng ra đều là phao, nhưng khi có những ý kiến trái chiều nhau thì PH chúng em hoang mang lắm.
Vì thế mà My Sun hỏi anh về các bài tập. Câu trả lời của anh chắc cũng đang làm chị ấy hoang mang đây (hic), vì anh Phi nói các bài tập ấy k hề có ở Hoa Kì mà.


OK, bạn nói câu này có lý, vậy thì tôi nên có trách nhiệm giải thích để bạn và My Sun khỏi hoang mang. Tôi sẽ giải thích cụ thể, đi từ kiến thức nền trước.

1. Tập chéo là dành cho những trẻ đi vung tay k đúng cách (bước chân phải thì cũng vung tay phải) để bé phối hợp đúng tay nọ chân kia.


Chúng ta biết là bán cầu não trái điều khiển cơ thể bên phải, và bán cầu phải điều khiển bên trái . vd như những người bị tai biến mạch máu não bên trái thì liệt tay chân bên phải.

Bạn tưởng tượng bán cầu não trái và phải như 2 cái computer xử lý thông tin, và có 1 đường truyền nối 2 cái computer đó lại với nhau. Nếu bạn đi dự hội thảo lần này thì hỏi tôi, tôi sẽ làm mẫu 1 thí nghiệm tại chỗ cho bạn thấy vđ này, nói trên diễn đàn thì khó lắm.

Vậy thì tập chéo là 1 trong các bài tập mà người ta tin rằng sẽ làm cho 2 bán cầu não "nói chuyện" với nhau. Bài tập này không có hại về bản chất, nhưng chưa chắc mang lại lợi ích như mong muốn. Cho nên nếu tập chơi cho vui giờ thể dục thì OK, đưa vào như là một hoạt động chính trong chương trình can thiệp thì không nên.

2. Tập đai: Đai như My Sun nói là đai dành cho trẻ lớn, con trẻ nhỏ hơn là dùng bao ni lông chụp vào mũi trẻ, mục đích là để trẻ phải hít sâu, thở mạnh hơn, lượng ô xy sẽ lưu thông lên não nhiều hơn vì theo người đó, những trẻ tự kỷ, chậm phát triển đều luôn trong tình trạng thiếu ô xy não. Trồng chuối cũng sẽ giúp bé cảm thấy dễ chịu hơn.


Người đưa ra các bài tập này quan niệm rằng nếu đưa oxy lên não nhiều thì trẻ TK sẽ hồi phục . Đây là một quan niệm không có chứng cớ khoa học, không được giới chuyên gia TK tại Hoa Kỳ chấp nhận. Những người cổ vũ trường phái này cũng là những người cổ vũ việc đem trẻ đi thở oxy.

Về mặt can thiệp hành vi, không nên tập bài này vì lợi ích không được chứng minh. Về mặt thể lý thì trồng chuối là một bài tập nguy hiểm (nếu trồng chuối mà tốt thì theo Thuyết tiến hóa, chúng ta giờ đi bằng 2 tay chổng chân lên trời hết rồi) :o Tôi không nghĨ rằng ai đó khi cho trẻ trồng chuối, họ đã được huấn luyện và hiểu về "Test nghiêng bàn" là 1 test bên Y khoa. Khi họ hiểu test này là gì, họ sẽ hiểu nguy hiểm về y khoa của trồng chuối ra sao.

Bài trồng chuối lấy từ bài sirsanana trong Yoga. Người tập bài sirsanana này có 2 lý do:
a) họ tin là làm vậy oxy vào não nhiều, làm tăng trí nhớ
b) họ tin là tốt cho tâm lý, vì chúng ta nhìn thấy mọi vật đảo lộn, nhờ vậy nhân sinh quan tốt hơn (giống như là bạn lấy khăn bịt mắt mình suốt 1 ngày, khi mở ra sẽ thấy quý đôi mắt hơn).

Và sau đó người ta "du nhập" nó vào cho trẻ TK tập.

con trẻ nhỏ hơn là dùng bao ni lông chụp vào mũi trẻ

Việc chụp bao ni lông vào mũi trẻ làm trẻ hoảng sợ, có ác cảm với các chuyên gia trị liệu. Bài tập này không những bị phản đối bên Hoa Kỳ mà còn có thể bất hợp pháp . Người tập có nghĩ đến chuyện bé bắt chước lấy bao nylon ra chụp mũi em bé ở nhà không?

Mới đây tôi có chỉ một bài tập cho 1 PH trên điện thoại, và tôi dặn kỹ rằng "nếu ... không sinh thêm em bé, và bé ... không có cơ hội tiếp cận các em bé" thì mới làm.

Bạn là PH trẻ TK chắc bạn biết chuyện này rồi, trong can thiệp thì không thể cóp nguyên si cách can thiệp của trẻ khác về cho con mình được. Nếu được thì đã không có chữ "đặc biệt" trong Giáo dục đặc biệt.

3. Còn có những bài tập khác như: nóng, lạnh, bò, lăn trên thảm nhám dành cho những bé có vẫn đề về xúc giác.


Tập về xúc giác Sensory integration thì nói chung OK, nhưng phải nhìn bài tập ra sao tôi mới nói cụ thể được . Nếu người ta lấy cái chăn lạnh 10 độ C quấn bé vào thì tôi phản đối, còn như lấy kem cạo râu hay lotion cho bé chơi, hoặc lấy đậu gạo cho chơi trò "tìm đồ chơi trong đậu" thì OK. Riêng bài số (3) thì có thể không sai, nhưng nếu người làm bài số (3) cũng chính là người đang làm số (1) và số (2) ở trên thì tôi sẽ lo lắng. Bạn hiểu ý tôi chứ? Nói nôm na như "mua cái bật lửa" là chuyện bình thường, nhưng người mua bật lửa cũng là người "vừa mua bao thuốc lá" thì tôi nghĩ là có vấn đề.

Cách đây không lâu tại Hoa Kỳ có 1 em bé bị chết ngạt trong nhà trẻ vì cô giáo lấy chăn quấn em lại. Kết quả ra sao thì chắc bạn cũng biết. Ngoài việc tù hình sự, người ta còn truy lùng là ai cho phép làm cái bài đó, lúc đó có OT đứng đó không mà dám làm ...

Hy vọng tôi đã trả lời, cho dù có không đúng thì cũng đã rất rõ ràng quan điểm của tôi. Cảm ơn 2 bạn đã đặt câu hỏi.
Phi
Special Ed.
Hình đại diện của thành viên
phi
 
Bài viết: 5627
Ngày tham gia: CN Tháng 2 08, 2009 10:23 am

Re: Bé Tuấn Kiệt, 32 tháng, đang theo dõi nguy cơ Tự kỷ

Gửi bàigửi bởi mehailam » T.Bảy Tháng 3 10, 2012 7:27 am

Cảm ơn anh Phi! Làm phiền anh nhiều quá!
mehailam
 
Bài viết: 68
Ngày tham gia: T.Ba Tháng 10 04, 2011 8:13 am

Re: Bé Tuấn Kiệt, 32 tháng, đang theo dõi nguy cơ Tự kỷ

Gửi bàigửi bởi My Sun » CN Tháng 3 11, 2012 7:58 am

Cám ơn bác Phi nhiều lắm ạ, bác đã giải thích rất tỉ mỉ và khoa học cho câu hỏi mà mẹ cháu biết là cũng rất gây tranh cãi này. Mẹ cháu áp dụng các bài tập này khá đều cho con trai trong suốt 4 tháng vừa qua mà nói thật cũng chưa bao giờ thấy thực sự tin tưởng vào hiệu quả và cơ sở khoa học của chúng cả. Nhưng đúng là "có bệnh thì vái tứ phương", chỉ mong manh hy vọng là nó có thể mang lại thêm chút hy vọng nào đó cho con thì lại tự động viện mình cứ thử xem sao. Theo như mẹ cháu biết thì cũng có khá nhiều mẹ có con tự kỷ tại Hà Nội vẫn đang áp dụng các bài tập này, mặc dù hiệu quả thực sự của chúng thế nào thì chưa thấy có ai khẳng định một cách chắc chắn là có cả.
Mẹ cháu muốn hỏi thêm các bác một câu này. Từ 4 tháng nay mẹ cháu vẫn cho con đi học mầm non bình thường từ sáng đến chiều. Từ 4-5h chiều thì học cá nhân với cô giáo riêng ở trung tâm gần nhà. Tối về thì học và chơi với mẹ. Con đi mầm non khá ngoan, ăn ngủ tương đối tốt, cũng không phá phách nghịch ngợm gì, chấp hành mệnh lệnh của các cô ổn. Tuy nhiên, con vẫn thích chơi một mình, hầu như không chơi với các bạn, những lúc các cô mải chăm bạn khác thì con lại mất tập trung, nói nhảm một mình hoặc ngồi ngọ nguậy. Mẹ cháu đang tìm nhờ một cô giáo mầm non chuyên ngành giáo dục đặc biệt đi học kèm tại lớp mầm non với con vào các buổi sáng trong tuần, để liên tục có người ở bên cạnh con, giúp con tập trung, hướng dẫn con chơi với các bạn, hoặc khích lệ các bạn khác lôi kéo con chơi cùng, giao tiếp thường xuyên với con thay vì để con một mình không có người bên cạnh. Bác Phi, bác Tường Anh và các bác phụ huynh nào có kinh nghiệm trong vấn đề này thì chia sẻ với mẹ cháu lời khuyên với nhé, về cách thức phối hợp với cô như thế nào cho hiệu quả chẳng hạn.
My Sun
 
Bài viết: 22
Ngày tham gia: T.Tư Tháng 2 29, 2012 6:51 pm

Re: Bé Tuấn Kiệt, 32 tháng, đang theo dõi nguy cơ Tự kỷ

Gửi bàigửi bởi phi » CN Tháng 3 11, 2012 1:09 pm

Bạn nói về việc tập một pp nào đó và không thấy hiệu quả trong vòng vài tháng. Thật ra vài tháng với can thiệp TK là 1 thời gian ngắn ngủi, không đủ để ảnh hưởng tới trẻ TK 1 cách rõ ràng và toàn diện. Giả dụ như tôi đang áp dụng pp ABC nào đó, tôi có thể mắc phải các lỗi sau đây:

Thứ nhất: Tôi thấy con tôi tiến bộ nhưng có thể không phải do ABC. Vd: khi cho bé đi châm cứu, có lẽ tôi cũng đang có cô giáo tới dạy thêm hay gì gì đó chứ châm cứu không phải là hoạt động duy nhất. Vậy khi bé có tiến bộ, đó là nhờ châm cứu hay nhờ cô giáo?

Thứ hai: Về mặt tâm lý, con người chúng ta luôn tìm kiếm các bằng chứng để củng cố niềm tin của mình. Vd như nếu ai đó thuyết phục bạn là ở Sài gòn người ta mặc áo trắng nhiều hơn ở Hà nội, thì bạn sẽ bắt đầu nhận ra là “đúng là dạo này mình thấy có nhiều áo trắng trong Sài gòn thật”. Vì vậy khi bạn sử dụng pp nào đó, bạn nên có một controlled environment và baseline, tức là bạn kiểm soát tất cả những gì đang được áp dụng, và có thước đo cụ thể. Nói nôm na như bạn đổi cách nấu phở cho ngon thì bạn thay đổi quy trình từ từ, hôm nay luộc xương thế này, ngày mai cho sa trùng vào thế nọ . Chứ bạn làm một cái rụp, có ngon hay dở cũng không biết nhờ xương hay sa trùng. Đó gọi là controlled environment. Còn baseline là bạn phải coi trước khi thay cách nấu phở, 100 người ăn thì bao nhiêu người khen. Giờ đổi quy trình khác, 100 người đó ăn lại, bao nhiêu người khen. Đó là evidence-based baseline.

Thứ ba: Bất kỳ một pp can thiệp nghiêm túc nào đó như RDI hay Rapid Prompting, cho dù chưa được công nhận (evidence-based), cũng được xây dựng trên 1 nguyên lý khoa học nghiêm túc. Do thiếu đào tạo và chuyên môn, đôi khi chúng ta thấy họ làm, cóp lại cái phần ngọn, và tin rằng mình biết luôn cái phần rễ. Và khi không có hiệu quả, chúng ta lại là pp đó không hiệu quả, chứ không phải do chúng ta làm chưa tới.

Mẹ cháu đang tìm nhờ một cô giáo mầm non chuyên ngành giáo dục đặc biệt đi học kèm tại lớp mầm non với con vào các buổi sáng trong tuần, để liên tục có người ở bên cạnh con, giúp con tập trung, hướng dẫn con chơi với các bạn, hoặc khích lệ các bạn khác lôi kéo con chơi cùng, giao tiếp thường xuyên với con thay vì để con một mình không có người bên cạnh.


Những mục tiêu bạn đưa ra cho cô giáo rất rõ ràng, và tập trung vào giao tế. Còn 1 mảng nữa cô cần làm, và sẽ rất khó cho cô làm tốt, là về mặt nhận thức . Làm sao để cô chuyển dịch các bài học từ dạng "phổ thông" qua dạng "giáo dục đặc biệt" cho phù hợp với con của bạn. Vd như thay đổi thời khóa biểu, thay đổI cách bé làm bài nộp cho cô, thay đổi các đề bài văn toán ... Để làm tốt việc này, cô giáo cần có chuyên môn và cả hợp tác tích cực từ cô giáo chủ nhiêm.

hoặc khích lệ các bạn khác lôi kéo con chơi cùng


Ở lớp nhỏ thì không có vđ gì, mai mốt vào lớp lớn thì bạn cẩn thận. Trẻ con thì dễ nghe người lớn "xúi", còn vào lớn hơn thì mình "xúi" làm gì, chúng làm ngược lại . Ý mình nào là bạn cẩn thận, can thiệp giao tế có thể phản ứng ngược, làm con bạn bị các bạn bè đồng lứa cho vào danh sách bị trêu chọc.

Chúc bạn may mắn . Nếu cô giáo cần gì giúp đỡ, bạn nên cập nhật để mọi người cho ý kiến .

các bác phụ huynh nào có kinh nghiệm trong vấn đề này thì chia sẻ với mẹ cháu lời khuyên với nhé, về cách thức phối hợp với cô như thế nào cho hiệu quả chẳng hạn.


Có PH nào chia sẻ được không?
Phi
Special Ed.
Hình đại diện của thành viên
phi
 
Bài viết: 5627
Ngày tham gia: CN Tháng 2 08, 2009 10:23 am

Re: Bé Tuấn Kiệt, 32 tháng, đang theo dõi nguy cơ Tự kỷ

Gửi bàigửi bởi My Sun » T.Ba Tháng 3 13, 2012 6:55 am

Cám ơn các anh chị điều hành CCM, em đã nhận được thư thông báo về hội thảo sắp tới, em ở Hà Nội, nhưng rất nóng lòng được gặp các anh chị để học hỏi và tìm kiếm giải đáp cho những thắc mắc của mình trong việc nuôi dạy con. Em biết chương trình làm việc của chị Tường Anh trong chuyến về Việt Nam công tác lần này sẽ rất bận, nhưng nếu có thể, em mong được chị bố trí đánh giá, thẩm định cho cháu nhà em. Em xin hỏi là em phải liên hệ đăng ký thẩm định qua địa chỉ nào ạ? Mong các anh chị sớm chỉ dẫn giúp em với!
My Sun
 
Bài viết: 22
Ngày tham gia: T.Tư Tháng 2 29, 2012 6:51 pm

Re: Bé Tuấn Kiệt, 32 tháng, đang theo dõi nguy cơ Tự kỷ

Gửi bàigửi bởi phi » T.Ba Tháng 3 13, 2012 2:02 pm

My Sun đã viết:Cám ơn các anh chị điều hành CCM, em đã nhận được thư thông báo về hội thảo sắp tới, em ở Hà Nội, nhưng rất nóng lòng được gặp các anh chị để học hỏi và tìm kiếm giải đáp cho những thắc mắc của mình trong việc nuôi dạy con. Em biết chương trình làm việc của chị Tường Anh trong chuyến về Việt Nam công tác lần này sẽ rất bận, nhưng nếu có thể, em mong được chị bố trí đánh giá, thẩm định cho cháu nhà em. Em xin hỏi là em phải liên hệ đăng ký thẩm định qua địa chỉ nào ạ? Mong các anh chị sớm chỉ dẫn giúp em với!


Tôi đã chuyển bài của bạn cho bên Ban Mai rồi. Bạn có thể email cho lienhe @ truongbanmai . com để biết chi tiết.

Bạn gửi số đt và email cho trường chưa ? Gửi cho họ để họ liên lạc nhé .
Phi
Special Ed.
Hình đại diện của thành viên
phi
 
Bài viết: 5627
Ngày tham gia: CN Tháng 2 08, 2009 10:23 am

Re: Bé Tuấn Kiệt, 32 tháng, đang theo dõi nguy cơ Tự kỷ

Gửi bàigửi bởi nhuhoamhb » T.Ba Tháng 3 13, 2012 11:55 pm

Con em cũng tên là Tuấn Kiệt nhưng hiện nay cháu được 25 tháng. Em có thử post bài lên để các anh chị cho em ý kiến nhưng sao ko thấy phản hồi gì. nên em mạo muội gửi bài của mình lên đây các anh chị xem tình hình cháu nhà em thế nào nhé.:

+ Tiếp xúc bằng mắt rất tốt, khi cháu thích cái gì là nhìn khá chăm chú, độ tập trung tốt. Đồ chơi mới có thể chơi từ 30p- 1 tiếng mới chán. Khi mẹ có hành đọng vui nhộn, hát hoặc làm gì đó cháu nhìn khá chăm chú, và đôi khi cũng có hành động bắt chước.

+Cháu đã biét 1 số bộ phận cơ thể như: chân - tay- mồm - mũi- mắt - răng (tuy nhiên có lúc hỏi con xem mồm đâu, mũi đâu.. thì con không chỉ mà lờ đi như không nghe thấy vậy).

+ Nói và nhận biết được 1 số từ như: xe máy, xe đạp, tô(oto), quả trứng , quả cam, quả cà chua, quả chuối, chó, meo (mèo), ó o (khi nhìn thấy gà- hôm qua khi bà giết gà vậy là nói: Gà), cục cục(khi nhìn thấy gà –ngan-vit), sáng (khi nhìn thấy đèn điện), sữa (khi nhìn tháy bình sữa hoặc khi mẹ pha sữa uống, thấy mẹ pha sữa là tự động tìm gối và nằm ra để mẹ đưa cho bình cầm bú, bú xong thì đưa bình cho mẹ), bé (khi nhìn thấy hình em bé), bà, bông (lúc nhìn thấy chị Bông hàng xóm hoặc khi được bảo: sang chị Bông chơi nhé), Vi (tivi), yêu cầu MỞ (khi muốn mẹ mở điện thoại hoặc mở tivi)- nhưng mấy hôm nay muốn mẹ mở lại ko nói MỞ nữa mà cứ kêu thôi, Cơm (khi nhìn thấy mẹ lấy cơm hoặc sắp mâm bát), Rau, Chơi, Cõng. Mẹ hỏi con: mũi hít thở thế nào là con lại nói: Hít cở. hít cở. bảo Ngủ ngáy thế nào nhỉ là con lại làm động tác ngáy KHÒ KHÒ. Bảo con: bước 1- 2 , 1-2 đi là con lại giơ chân ra đi như quân đội ấy. biết chơi trò: Xỉa ba ba or chi chi chành chành. Con đếm được từ 1-13 ( cái này con học lúc mẹ dạy con leo cầu thang vừa leo vừa đếm). Giờ cứ nhìn ở đâu có số là con lại nói và đọc số. ( em in các chữ số ra dạy con: em nói 1 thì con lại nói 2=> nên em không biết dạy con nhận biết mặt chữ số thế nào nữa.

+Con nhớ nhạc bài hát rất tốt (mấy bài hát của Xuân Mai) và có thể hát được vài câu trong bài: cháu lên Ba cháu đi mẫu giáo, có lúc hát bài: cá vàng bơi hoặc Cả nhà thương nhau.( có thể hát được cả câu như: cả nhà ta, cùng thương yêu nhau, hay: cháu lên ba cháu đi mẫu giáo) Hoặc 1 số bài thì hát vuốt đuôi. Hiện giờ thì cháu cũng bắt đầu bắt chước mẹ nói, mẹ nói trước còn con nói theo sau, nhưng không phải kiểu nhại lời ( vì nếu mẹ hỏi: cái gì đây, nếu con biết thì con trả lời, còn nếu không thì không nói gì).
Nhận thức của con giờ cũng tiến bộ hơn và hiểu lời mẹ hơn như: khi con đang làm gì, bảo đi chơi là con chạy ra theo đòi đi chơi và nói: Chơi. Hoặc muốn mẹ cõng thì chạy ra ôm cổ mẹ và nói: Cõng. Yêu cầu mở tivi thì con chạy ra tivi và ấn nút mở, biết chào tạm biệt lúc ra về hoặc nếu muốn đi đâu đó là Bye bye kèm hành động vẫy tay. Khi bố mẹ đi làm về hoặc nhà có khách đến là con A lên như là chào vậy. con vẫn chưa phân biệt được Có- Không. Nhưng nếu không thích cái gì thì Lắc đầu. Con vẫn chưa phân biệt được màu sắc và hình dạng. Cái này thì em đang dạy. nhưng khi em nói thì con có nói theo (ví dụ: mẹ nói màu xanh thì con cũng nói Xanh).

Bây giờ nhìn hình con có thể chỉ ra được và nói: mèo- chó- gà- quả chuối- quả trứng. Hôm vừa rồi lúc ngồi ăn cơm em cho con ăn rau và nói: Kiệt ăn rau ( con thích ăn rau lắm), lúc hết giơ thìa ra và nói: Rau để xin thêm rau, làm em mừng lắm. Nhưng chỉ được lần đó thôi. hic.

Con vẫn chưa hiểu được lời nói của người lớn khi được yêu cầu mang cái này đến cho bà, bố hoặc mẹ. Nhưng khi con đang cầm cái gì chơi mà mẹ bảo: con đưa cho mẹ là con biết và mang lại đưa cho mẹ ( tức là ai nói thì mang cái đó đến cho người đó, chứ mẹ nói là đưa cho bà thì cũng mang lại cho mẹ).

Con vẫn chưa biết tự chủ đi vệ sinh (toàn tè dầm thôi ạ). Chán lắm.
Em cho con đi học trường mầm non bình thường, cháu thích đi học lắm ạ.

Các anh chị cho em lời khuyên em nên dạy con thế nào. thực sự em đang rất bối rối.
nhuhoamhb
 
Bài viết: 47
Ngày tham gia: T.Hai Tháng 12 05, 2011 7:08 pm

Re: Bé Tuấn Kiệt, 32 tháng, đang theo dõi nguy cơ Tự kỷ

Gửi bàigửi bởi phi » T.Tư Tháng 3 14, 2012 4:01 pm

Con em cũng tên là Tuấn Kiệt nhưng hiện nay cháu được 25 tháng


Bài của bạn đã được trả lời tại viewtopic.php?f=3&t=1970&p=16801#p16801
Mời bạn theo dõi bên đó.
Phi
Special Ed.
Hình đại diện của thành viên
phi
 
Bài viết: 5627
Ngày tham gia: CN Tháng 2 08, 2009 10:23 am

Re: Bé Tuấn Kiệt, 32 tháng, đang theo dõi nguy cơ Tự kỷ

Gửi bàigửi bởi My Sun » T.Tư Tháng 3 14, 2012 6:16 pm

Cám ơn bác Phi nhiều nhé!
Em đã liên lạc với trường Ban Mai qua địa chỉ email mà bác cung cấp rồi ạ. Em đang chờ phản hồi.
My Sun
 
Bài viết: 22
Ngày tham gia: T.Tư Tháng 2 29, 2012 6:51 pm

Trang vừa xemTrang kế tiếp

Quay về Giới thiệu Thành viên: bé được chữa trị thế nào...

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.70 khách.

cron