Bé Hiền Nhân - 4 tuổi 3 tháng, phtran1302

Mỗi chủ đề trong mục này như là một căn nhà phụ huynh dựng lên cho con mình. Mong mọi người cùng thăm hỏi hàng xóm, hỏi thăm tiến bộ của các bé và chia sẻ kinh nghiệm với nhau.

Re: Bé Hiền Nhân - 4 tuổi 3 tháng, phtran1302

Gửi bàigửi bởi meque » T.Năm Tháng 10 16, 2014 7:52 pm

Huhu lại bị mất bài comment rồi.

Em chúc mừng chị và Hiền Nhân.

Khoe con em tối qua khi thấy ba về thì nói: Ủa! Ba về.

Rồi tám một tí vậy mà out, ghét ghê vậy đó.

Chiều nay HN đi học về gọi: Mẹ Phương ơi! cho mẹ Phương té xỉu luôn nha con ;)
meque
 
Bài viết: 115
Ngày tham gia: T.Hai Tháng 2 17, 2014 7:23 pm

Re: Bé Hiền Nhân - 4 tuổi 3 tháng, phtran1302

Gửi bàigửi bởi phtran1302 » T.Năm Tháng 10 16, 2014 8:10 pm

Em Tú,
Chắc là Trời Phật thương, thấy mình suy sụp quá nên cho mình chút niềm vui mà hy vọng tiếp đó em :)
Cám ơn em luôn đồng hành với mẹ con chị nhé,
Phương
phtran1302
 
Bài viết: 3031
Ngày tham gia: T.Hai Tháng 3 16, 2009 12:45 am
Đến từ: Saigon, Viet Nam

Re: Bé Hiền Nhân - 4 tuổi 3 tháng, phtran1302

Gửi bàigửi bởi meque » CN Tháng 10 19, 2014 6:16 pm

Cám ơn em luôn đồng hành với mẹ con chị nhé,


Em cám ơn chị thì đúng hơn vì chị và Hiền Nhân đã mở cửa nhà đón nhận 2 mẹ con em bước vào. Mà chị biết không nhà chị như cái spa cao cấp vậy đó, có dịp ghé qua 1 tí thì sức khỏe "tin thần" hồi phục rất nhanh. Khi ra về còn mang theo nhiều phương pháp "làm đẹp" cho con nữa chứ. Em cám ơn chị Phương nhiều lắm.

Một tuần mới an lành chị nhé.

Ah hôm nay là 20-10, không biết anh N có nhà không, lỡ không có ba N ở nhà thì em chúc mẹ Phương sẽ đón nhận từ bé N những nụ hôn nồng nhiệt, thắm thiết thiệt là dài. :P
meque
 
Bài viết: 115
Ngày tham gia: T.Hai Tháng 2 17, 2014 7:23 pm

Re: Bé Hiền Nhân - 4 tuổi 3 tháng, phtran1302

Gửi bàigửi bởi phtran1302 » CN Tháng 10 19, 2014 7:59 pm

Ôi chao em có lối "ví von" khiến người ta tưởng rằng mình đang được "lên mây" ấy chứ ! :lol:
HN mấy rày đỡ hơn chút, nhưng mà lại kém ăn, nên khiến chị lo lắng quá chừng. Chị cho thêm thuốc bổ và sữa cho HN uống bổ sung vì ăn ít quá. Hic... lại lo ! :(
Phương
phtran1302
 
Bài viết: 3031
Ngày tham gia: T.Hai Tháng 3 16, 2009 12:45 am
Đến từ: Saigon, Viet Nam

Re: Bé Hiền Nhân - 4 tuổi 3 tháng, phtran1302

Gửi bàigửi bởi meque » T.Hai Tháng 10 20, 2014 11:31 pm

Ôi con gái em cũng ăn uống trần thân nên bệnh hoài, người cứ nóng hầm hầm cho uống nước cam, nước dừa phải ép từng muỗng. Cháo thì ngậm hoài phải cho thêm bánh kẹo mới chịu nuốt. Mà ăn bánh kẹo vô thì hay viêm họng. Ăn được tí cháo lại khó tiêu. Cứ cái vòng lẩn quẩn khó ăn, thiếu chất, SDD, bệnh, nghỉ học. Mà bệnh ở nhà thường thì buồn rồi sinh nhõng nhẽo. Hơn 3.5t rồi mà còn ăn cháo hoài vì cháo dễ nuốt trọng, cơm thì khi nào thích thì ăn không thì nhã hết. Một tuần ăn cơm được 2-3 lần. Sữa thì không uống (nên khỏi cần suy nghĩ nên kiên hay không hihi). Tháng rồi lên được 0.5kg chưa kịp mừng lại bệnh, lại giảm cân. Em tìm hiểu thì thấy những bé hay bệnh khó tiến bộ nên càng rầu.

Chị ơi em xét nghiệm máu bị dính con HP rùi, không biết có phải nội sôi bao tử không. Bao tử chị bị thế nào mà phải nội soi vậy chị? Có khó chịu lắm không? Em thấy sợ quá. :D
meque
 
Bài viết: 115
Ngày tham gia: T.Hai Tháng 2 17, 2014 7:23 pm

Re: Bé Hiền Nhân - 4 tuổi 3 tháng, phtran1302

Gửi bàigửi bởi phtran1302 » T.Ba Tháng 10 21, 2014 1:07 am

Em đưa con tới BS thăm khám để BS kê toa cho con ăn ngon. Con trai chị cũng cần uống thuốc bổ đó em.
Chị bị đau bụng rất nhiều, quặn từng cơn, ứ hơi, cảm giác đầy bụng, khó tiêu, chán ăn, khó chịu lắm. Đã thử máu có HP thì em nên đến chuyên khoa hỏi BS có cần chỉ định nội soi hay không chứ chị không rõ. Tìm những nơi nào nội soi theo phương pháp mới (có gây tiền mê nhẹ) để em không sợ, không đau. Em ờ SG thì chị giới thiệu tới hai nơi này :

1) Phòng Khám Đa Khoa Quốc Tế Victoria Healthcare Mỹ Mỹ
79 Điện Biên Phủ, P. ĐaKao, Quận 1, Tp.HCM
Điện thoại: (84-8) 3910 4545

2) BS Hồ Đăng Quý Dũng - Phòng Nội Soi Tiêu hóa, Xét nghiệm 91
91 Phạm Hữu Chí
P.12, Quận 5
Hồ Chí Minh- Điện thoại: 08 3955 7696

Em có thể tìm thêm thông tin trên google. Chị đã nội soi ở Victoria Healthcare Mỹ Mỹ do BS Nguyễn Vĩnh Tường khám,thực hiện nội soi và điều trị. Hiện tại chị đã ổn dạ dày.
Phương
phtran1302
 
Bài viết: 3031
Ngày tham gia: T.Hai Tháng 3 16, 2009 12:45 am
Đến từ: Saigon, Viet Nam

Re: Bé Hiền Nhân - 4 tuổi 3 tháng, phtran1302

Gửi bàigửi bởi meque » T.Tư Tháng 10 22, 2014 7:45 pm

Em cám ơn chị.

Phòng Khám Đa Khoa Quốc Tế Victoria Healthcare Mỹ Mỹ chi phí mỗi lần xét nghiệm, nội soi, mua thuốc có cao lắm không chị? Phòg khám tư bên ngoài được cái thưa người, sạch sẽ, ân cần hơn. Chứ vô mấy bệnh viện công lớn có khi khám 1 buổi chưa xong.
meque
 
Bài viết: 115
Ngày tham gia: T.Hai Tháng 2 17, 2014 7:23 pm

Re: Bé Hiền Nhân - 4 tuổi 3 tháng, phtran1302

Gửi bàigửi bởi phtran1302 » T.Năm Tháng 10 23, 2014 12:59 am

Chào em Tú,
Chị trả lời các câu hỏi của em trong PM nhé.
Phương
phtran1302
 
Bài viết: 3031
Ngày tham gia: T.Hai Tháng 3 16, 2009 12:45 am
Đến từ: Saigon, Viet Nam

Re: Bé Hiền Nhân - 4 tuổi 3 tháng, phtran1302

Gửi bàigửi bởi phtran1302 » T.Năm Tháng 10 23, 2014 1:12 am

CHUẨN BỊ KỸ NĂNG ĐỂ BÉ CÓ LỜI NÓI
Nếu bé chưa đạt được các “Kỹ năng của tiền lời nói” thì khả năng nói sẽ rất khó khăn, cho dù trẻ có nói được thì đó chỉ là những âm thanh vô nghĩa, không đúng với ngữ cảnh và độ hiểu ngôn ngữ sẽ không đạt.Khi trẻ đã hiểu, đã được dạy các “Kỹ năng của tiền lời nói” thì trẻ có thể nói đúng theo ngữ cảnh, hiểu được ngôn ngữ và phát ra âm đúng.
“Kỹ năng của tiền lời nói”:
- Giao tiếp mắt.
- Chú ý liên kết.
- Sử dụng ngón trỏ.
- Kiểm soát hơi thở.
- Bắt chước.
- Sự luân phiên.
- Vui chơi – tương tác – tạo cảm xúc – xúc giác.
Một số bài tập, trò chơi áp dụng các “Kỹ năng của tiền lời nói”.
I. Giao tiếp bằng mắt:
1. Đáp lại khi gọi tên: ngồi trên ghế ngang với bé, gọi tên bé => đưa đồ chơi ngang tầm mắt mình, gọi tên bé=> bé nhìn vào mắt mình mới cho bé đồ chơi. Làm nhiều lần với nhiều đồ chơi khác nhau.
2. Trong 5 giây, nhắc lại bước 1 nhưng kéo dài thời gian trong 5 giây rồi mới đưa đồ chơi cho bé.
3. Vỗ mũi bé rồi vỗ mũi mình => để bé nhìn minh, tư tương tự vỗ miệng, vỗ trán.
4. Khi bé có sự giao tiếp từ 1=>5 giây, hãy gợi ý cho bé bằng lời “nhìn”.
5. Chơi trò chơi mặt hề trong gương-> bé có thể thiết lập tiếp xúc mặt với bạn trong gương.
II. Bài tập - Chú ý liên kết mắt:
1. Chỉ vào đồ chơi mà bé thích và nói “nhìn” có thể quay đầu bé về phía đồ chơi cho bé nhìn-> cho bé chơi đồ chơi-> làm nhiều lần cho bé nhìn xuống đồ chơi.
2. Cầm 1 đồ chơi và nói “nhìn”-> bé phải nhìn bạn rồi nhìn đồ chơi. Yêu cầu bé nhìn mình rồi nhìn xuống đồ chơi.
3. Thổi bong bóng xà bông rồi nói “nhìn” để bé nhìn theo bong bóng. Thổi bong bóng nửa khi bé nhìn mình, lặp lại từ “nhìn” và chỉ.
4. Thổi bong bóng và thả bong bóng bay, nói bé “nhìn” cho bé nhìn theo bóng bay.
5. Khi một người nào đó bước và phòng, chỉ và nói bé “nhìn”.
III. Sử dụng ngón tay trỏ:
1. Trò chơi chi chi chành chành.
2. Trò chơi ấn phím đàn.
3. Dùng ngón tay trỏ chỉ vào các hình ảnh con vật, đồ dùng, sơ đồ cơ thể…
-> đồng thời cung cấp từ cho trẻ.
=> Dấu hiệu để trẻ nói được là sử dụng ngón tay trỏ, tuy trẻ chưa nói được nhưng đã có biểu hiện hiểu ngôn ngữ không lời.
VD: Hỏi ba đâu?
Trẻ : (không nói) nhưng chỉ vào ba -> trẻ đã hiểu được ba và thể hiện được ngôn ngữ không lời là hành vi chỉ ngón tay trỏ => thì giai đoạn để trẻ phát ra được âm “ba” là rất gần.
Tương tự cho tất cả các danh từ đồ vật quen thuộc trong nhà.
IV. Kiểm soát hơn thở:
1. Thổi bong bóng bằng nước xà phòng.
2. Thổi bông gòn bay.
3. Thổi con hạc giấy treo lơ lửng.
4. Thổi con tàu bằng giấy trên nước.
5. Thổi còi, kèn…
V. Bắt chước:
1. Bắt chước các khuôn mặt và âm thanh: làm những mặt vui vẻ trước gương và phát ra những âm vui nhộn: Aaaa, Uuuu, Maaama, Baaaa.
2. Tiếng kêu của các con vật: mèo: meomeo, gà gáy ooo, bò kêu: um bò, gà con chíp chíp=> nếu bé có phát ra tiếng nào dù không đúng nhưng ta cũng phải bắt chước bé làm theo=> tạo sự bắt chước và hợp tác
3. Bắt chước tác động với đồ vật: để 3 vật: 2 xe lửa, 2 ca nhựa, 2 cây lược=> nên để bé làm trước rồi mình bắc chước bé làm.
4. Bắt chước động tác với đồ vật có ý thức phân biệt.
Cái muỗng bỏ vào cái chén . Bút màu bỏ vào hộp
5. Bắt chước các động tác bằng bàn tay: vỗ tay, vỗ đầu, vỗ tay lên bàn.
VI. Sự luân phiên:
1. Thay đồ chơi khác nhau: đưa 1 đồ chơi, để cho bé chơi trong chốc lát. Sau đó hãy tỏ ý muốn đưa cho bé đồ chơi kia. Đưa đồ chơi cho bé khi bé trả lại đồ chơi ban đầu=> giú bé học cách đưa và nhận.
2. Banh và túi cát: ngồi đối diện với bé và ném banh, túi cát=> trẻ ném lại.
3.Những chiếc xe lửa:luôn phiên lăn xe lửa về phía người đói diện.
4. Dùng xe hơi và cầu trượt nói để gợi ý cho bé “sẵn sàn, chuẩn bị, chạy”-> và nói: tới phiên con, tới phiên cô.
5. Chơi đồ chơi khối xây dựng-> nhớ nói tới phiên con, tới phiên mẹ…
->xây cao rồi cho bé làm sụp đổ.
6. Nhặt sỏi bỏ vào chai nước-> nhớ nói tới phiên con, tới phiên mẹ…
7. Chơi luân phiên xếp chồng- xếp nối tiếp, trên những khối gỗ.
VII. Vui chơi- Tương tác- Tạo cảm xúc, xúc giác
Dành thời gian chơi cùng bé, chơi những trò chơi tương tác tiếp xúc với da , cảm giác xúc giác, giao tiếp mắt, cường độ lời nói trong từng trò chơi. Những yều tố này sẽ góp phần làm cho trẻ chú ý và là cầu nối cho sự tương tác giữa bé và gia đình.
Vd: Trò chơi ú à, kéo cưa lừa sẻ, tung hứng, các trò chơi vận động, các trò chơi thư giãn.
(Sưu tầm - Trích từ Facebook)
Phương
phtran1302
 
Bài viết: 3031
Ngày tham gia: T.Hai Tháng 3 16, 2009 12:45 am
Đến từ: Saigon, Viet Nam

Re: Bé Hiền Nhân - 4 tuổi 3 tháng, phtran1302

Gửi bàigửi bởi phtran1302 » T.Hai Tháng 10 27, 2014 1:36 am

Gần đây trong diễn đàn CCM có nhiều PH thắc mắc "liệu con tôi có Tự Kỷ không?" khiến nhiều bậc PH hoang mang, không biết đâu là bờ. Đồng cảm với quý vị, tình cờ gặp được bài này trên trang FB của mình, tôi xin mạn phép dịch lại gửi đến các PH tham khảo. Nếu có sai sót gì, mong các PH tiếp chỉnh sửa dùm. Rất cám ơn.

9 dấu hiệu rõ ràng nhất cho thấy trẻ sơ sinh của bạn có thể có Rối loạn Tự Kỷ. Rối loạn thứ 6 khiến tôi rất ngạc nhiên!

Theo số liệu thống kê gần đây cho thấy 1 trong 68 trẻ em đang được chẩn đoán mắc chứng tự kỷ. Trong khi chẩn đoán ngày càng gia tăng, một đứa trẻ thường không được nhà chuyên môn chuẩn đoán cho đến bé trên hai tuổi. Tuy nhiên, có những dấu hiệu có thể cho biết con của bạn có phổ tự kỷ sớm vào độ sáu tháng tuổi. Các dấu hiệu và triệu chứng có thể khác nhau, có thể là mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng. Hãy chắc chắn kiểm tra sự phát triển của con bạn, và tham khảo ý kiến bác sĩ của bạn nếu bất cứ điều gì liên quan đến bạn. Điều quan trọng cần lưu ý là chứng tự kỷ ở trẻ sơ sinh có thể được nhận ra bởi phát hiện sự thiết sót trong hành vi bình thường, hơn là sự hiện diện của những hành vi kỳ lạ.

1) Thiếu mỉm cười
Con bạn có cười với bạn không khi bạn cung cấp cho bé một nụ cười vui vẻ, ấm áp? Con của bạn mỉm cười một mình? Vào độ tuổi sáu tháng, trẻ sơ sinh của bạn nên đáp lại bạn những nụ cười nồng nhiệt hoặc biểu hiện hạnh phúc.

2) Hiếm khi biết bắt chước các tín hiệu xã hội:
Con của bạn có bắt chước các âm thanh và chuyển động của những người khác? Bé có chia sẻ biểu cảm tương tác? Ít khi bắt chước âm thanh, cười mỉm, cười ra tiếng va biểu cảm gương mặt vào độ 9 tháng tuổi có thể là có thể là một dấu hiệu sớm của chứng tự kỷ.

3) Chậm bập bẹ và thủ thỉ
Con của bạn có ra vẻ như "bé nói chuyện" và bập bẹ hoặc thủ thỉ? Bé có làm điều đó thường xuyên không? Bé của bạn nên đạt cột mốc quan trọng này vào độ 12 tháng.

4) Bé không đáp ứng khi được gọi tên:
Bé của bạn có ngày càng không đáp ứng khi được gọi tên mình trong thời gian từ 6 đến 12 tháng tuổi? Phụ huynh nào thấy điều này ở con của họ thường cho rằng có thể bị giảm thính lực và không nhận ra rằng đó có thể là một dấu hiệu của chứng tự kỷ. Nếu bạn thấy hành vi này xảy ra đối với con bạn, hãy chắc chắn để theo dõi các dấu hiệu và tham khảo ý kiến bác sĩ.

5) Kém giao tiếp mắt :
Con bạn có hạn chế tầm mắt nhìn bạn và những người thân yêu khác? Liệu bé có theo dõi những vật thể? Thiếu giao tiếp mắt trầm trọng khi em bé phát triển có thể là một dấu hiệu ban đầu, vì nó là một hình thức giao tiếp và nhận thức.

6) Hiếm hoi tìm kiếm sự chú ý:
Con trai của bạn có bắt đầu ôm ấp hoặc gây tiếng ồn để có được sự chú ý của bạn? Liệu bé có tìm một người than nào đó để gây chú ý hay gắn kết là một dấu hiệu cuối cùng mà con của bạn có thể gặp khó khăn trong giao tiếp với người khác, đó có thể là một nổ lực lớn cho những trẻ có phổ rối loạn khi chúng lớn lên.

7) Thiếu diễn tả điệu bộ :
Con của bạn có diễn tả điệu bộ đối với vật thể hay người khác để giao tiếp hay không ? Bé có biết vẫy tay tạm biệt, chỉ bằng ngón trỏ, hoặc tiếp cận với những vật nào đó không? Đây là một cột mốc quan trọng bé thường đạt được khi 9 hoặc 10 tháng tuổi.

8) Các hành vi lặp đi lặp lại :
Con quý vị ràng buộc mình vào các hành vi lặp đi lặp lại như làm cứng cánh tay, bàn tay, hoặc chân?
Liệu bé có hiển thị chuyển động cơ thể không bình thường như xoay tay lên cổ tay của mình? Bé có ngồi hoặc đứng trong tư thế khác thường?

9) Chậm phát triển vận động :
Con gái của bạn đã trải qua sự chậm trễ đáng kể trong các mốc phát triển vận động không, chẳng hạn như lăn qua, đẩy mình lên, và bò?

Đó là những dấu hiệu hàng đầu của chứng tự kỷ ở trẻ. Muốn tìm hiểu thêm? Xem video này về việc phát hiện chứng tự kỷ ở trẻ.
Tìm hiểu thêm tại
http://blog.theautismsite.com/autismsig ... PDPHR3O.99
Phương
phtran1302
 
Bài viết: 3031
Ngày tham gia: T.Hai Tháng 3 16, 2009 12:45 am
Đến từ: Saigon, Viet Nam

Trang vừa xemTrang kế tiếp

Quay về Giới thiệu Thành viên: bé được chữa trị thế nào...

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.8 khách.

cron