Dịch và phản dịch

Dịch và phản dịch

Gửi bàigửi bởi phi » T.Sáu Tháng 9 16, 2016 4:48 pm

Nguồn:

http://vuhuu.edu.vn/null/Ebook/Dien_Tich_Kieu/bai67.htm
http://baike.baidu.com/view/432112.htm
https://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%E1 ... _Nam_trang

Nhà thơ Thôi Hộ có viết bài Đường thi tên là "Đề tích sở kiến xứ", được dịch ra tiếng Hán Việt như sau

Khứ niên kim nhật thử môn trung
Nhân diện đào hoa tương ánh hồng
Nhân diện bất tri hà xứ khứ
Đào hoa y cựu tiếu đông phong

Lê Nguyễn Lưu, Nhà xuất bản Thuận hóa, Đường thi tuyển dịch, tập 2, trang 978 do Nhà xuất bản trẻ tp HCM dịch ra tiếng Việt như sau

Năm ngoái ngày này trước cửa trông
Hoa đào mặt ngọc ánh hây hồng
Bây giờ mặt ngọc về đâu nhỉ
Như cũ hoa đào cợt gió đông

Khi dịch, Lê Nguyễn Lưu viết lại bài thơ nguyên thủy, có câu cuối như sau

桃花依舊笑東風

Hai chữ 東風 là /đông phong/ . Chữ /đông/ này là hướng đông, còn 冬 là mùa đông

Cụ Trần Trọng Kim thì dịch như sau

Hôm nay năm ngoái, cửa cài,
Hoa đào ánh với mặt người đỏ tươi.
Mặt người chẳng biết đâu rồi,
Hoa đào còn đó vẫn cười gió đông

(Trần Trọng Kim, Đường thi, NXB Văn hoá thông tin, 1995)

Tiếc thay, bài thơ nguyên thủy câu có 2 chữ cuối là 春風 (xuân phong), gió mùa xuân chứ không phải /gió đông/.

Các bản dịch trước không những trích dẫn sai, mà còn dịch qua chữ "đông" làm rối nghĩa, không biết mùa đông hay hướng đông. Chỗ ông Thôi Hộ ở, gió hướng đông thổi qua chính là gió xuân. Vậy thì phải dịch là "Hoa đào năm ngoái còn cười gió xuân" mới đúng nghĩa, còn muốn dịch theo ý cho đúng vần thì "Hoa đào năm ngoái còn cười gió đông", và chú thích "đông" là hướng đông, tức là gió mùa xuân.

Đó là chuyện ngày xưa, còn bây giờ thì sao? Hôm nọ nói chuyện can thiệp ngôn ngữ, một giáo viên cho biết Trường Đại học nơi bạn học ngành ngôn ngữ dịch chữ "pragmatics" là "ngữ dụng học". Trong ngôn ngữ trị liệu, "pragmatics" nói về kỹ năng sử dụng NN ở tầng giao tiếp xã hội, ví dụ như dùng NN để chào hỏi, đòi hỏi, hứa hẹn, làm eo ...

Khi tôi hỏi dịch là "ngữ dụng học", vậy thì chữ "dụng" là "sử dụng" hay "thực dụng"? Câu trả lời là thày cô không giảng cho sinh viên, mà cũng chẳng sinh viên nào đủ năng động hay kiến thức tiếng Hán Việt để hỏi.

Tiếc quá! Pragmatic trong tiếng Anh nghĩa là thực dụng, thưc tế chứ không phải lý thuyết . Vậy nếu "dụng" là "thực dụng" thì đúng, còn "sử dụng" là lệch hướng.

Khi dạy học, nên giảng cho sinh viên hiểu rõ ngọn ngành. Như vậy thì sinh viên ra Trường mới biết tới nơi tới chốn. Nếu giáo viên không hiểu sâu chữ "dụng" trong "ngữ dụng học", sẽ không thể soạn từ chức năng tầng giao tiếp xã hội cho trẻ được (dù là phổ thông hay giáo dục đặc biệt).

Thầy nhắn nhủ cho các bạn giáo viên theo ngành giáo dục đặc biệt tại Ban Mai: các bạn nên để ý tới ngôn ngữ, hiểu thấu đáo từ ngữ mình sử dụng . Nó tập cho mình thói quen "biết là phải biết cho tới nơi tới chốn". Các em là các nhà sư phạm, các em cần giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt nhé.

hoa-dao.jpg
hoa-dao.jpg (11.15 KiB) Đã xem 461 lần.
Phi
Special Ed.
Hình đại diện của thành viên
phi
 
Bài viết: 5627
Ngày tham gia: CN Tháng 2 08, 2009 10:23 am

Quay về Thư giãn

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.6 khách.

cron