Dấu Hiệu Trẻ Béo Phì

Xin chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm, quan niệm của bạn để mọi người cùng học hỏi, khích lệ và đồng cảm với nhau.

Dấu Hiệu Trẻ Béo Phì

Gửi bàigửi bởi Trancongvu » T.Hai Tháng 8 24, 2020 6:22 pm

Dấu hiệu trẻ béo phì
Dấu hiệu trẻ béo phì
Trong xã hội ngày nay, việc con mình bị béo phì đang trở thành một trong những vấn đề làm không ít bậc phụ huynh lo lắng. Làm thế nào để nhận biết con mình có bị béo phì hay không? Dấu hiệu trẻ béo phì là gì? Bố mẹ có thể tham khảo bài viết sau đây.
Dấu hiệu trẻ béo phì
Trẻ đòi ăn không ngừng
Khi mẹ đã cho trẻ ăn đầy đủ các bữa chính trong ngày đồng thời bổ sung nhiều loại thức ăn cho trẻ nhưng con vẫn đòi ăn liên tục và không cảm thấy no thì bố mẹ cần có sự lưu ý đối với con. Việc con ăn quá nhiều chưa chắc là con sẽ nhanh lớn, ăn quá nhiều dẫn đến việc hệ tiêu hóa hoạt động quá mức, bênh béo phì ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của bé.
Tăng cân liên tục
Theo các bác sĩ dinh dưỡng, trung bình mỗi trẻ chỉ tăng từ 300 – 500g/ tháng, vì vậy nếu bố mẹ thấy con có dấu hiệu tăng từ 0.5kg/ tháng thì có khả năng con đã mắc chứng béo phì. Ngoài ra, trước khi con sang tuổi thứ 4, nếu con có sự tăng cân không ngừng, cân nặng phát triển nhanh hơn chiều cao, điều đó có nghĩa con sẽ bị béo phì. Bố mẹ nên bắt đầu kế hoạch cho con luyện tập thể dục và thay đổi chế độ dinh dưỡng của con.
Trẻ ăn nhiều nước có gas và đồ ngọt
Nước có gas, bánh ngọt, đồ ăn nhanh, là những thứ gây cho con nguy cơ béo phì rất cao. Nếu bố mẹ đang có thói quen tích trữ và sử dụng thường xuyên các thực phẩm này ở nhà thì nên hạn chế hoặc ngừng lại ngay, vì trẻ sẽ học cách ăn chúng, và việc dừng lại sau này là rất khó khăn,
Ngồi một chỗ và xem tivi
Việc ngồi hàng giờ liền trước màn hình tivi sẽ làm chậm khả năng trao đổi chất của cơ thể, khiến chất béo được dự trữ nhiều hơn thay vì bị đốt cháy. Coi tivi liên tục và không vận động, sẽ tăng nguy cơ béo phì. Ngoài ra, những con dành quá nhiều thời gian xem tivi có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 lên tới 14%/2h xem tivi so với những đứa trẻ khác.
Việc con không chịu ăn rau, sẽ dẫn đến việc chênh lệch khẩu phần ăn, và nguy cơ béo là không tránh khỏi. Bố mẹ đừng ngần ngại cho con hiểu rau củ, trái cây là những thực phẩm giúp mau no nhưng lại cung cấp ít năng lượng hạn chế nguy cơ béo phì.
Hiện nay, để tính xem thể trạng của một người được gọi là cân đối, thừa cân, thiếu cân, gầy hay béo phì, người ta sử dụng chỉ số BMI sau:
TÍNH CHỈ SỐ BMI = Cân nặng (kg) / [Chiều cao(m)*Chiều cao(m)]

Phân loại WHO BMI (kg/m2) IDI & WPRO BMI (kg/m2)
Cân nặng thấp (gầy) <18.5 <18.5
Bình thường 18.5 – 24.9 18.5 – 22.9
Thừa cân 25 23
Tiền béo phì 25 – 29.9 23 – 24.9
Béo phì độ I 30 – 34.9 25 – 29.9
Béo phì độ II 35 – 39.9 30
Béo phì độ III 40 40
Bảng đánh giá theo chuẩn của Tổ chức Y tế thế giới(WHO) và dành riêng cho người châu Á
Trancongvu
 

Quay về Chia sẻ kinh nghiệm dạy dỗ, điều trị cho bé...

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.35 khách.

cron