Trời vào thu bệnh phỏng dạ lại hoành hoành. phòng đơn giản.

Xin chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm, quan niệm của bạn để mọi người cùng học hỏi, khích lệ và đồng cảm với nhau.

Trời vào thu bệnh phỏng dạ lại hoành hoành. phòng đơn giản.

Gửi bàigửi bởi Tom_tep » T.Tư Tháng 9 13, 2017 12:40 am

Trẻ em có sức đề kháng rất yếu và rất dễ mắc các bệnh lây lan do môi trường học tập và vui chơi của bé đặc biệt bệnh phỏng dạ hay còn được gọi là thủy đậu ( miền nam gọi là cháy rạ ) tác hại mà nó để lại vô cùng nguy hiểm vì vậy các mẹ nên đặc biệt quan tâm để có các biện pháp phòng chống an toàn cho bé nhà mình nhé .

1. Nguyên nhân gây bệnh

Bệnh phỏng dạ (Thủy đậu) là bệnh truyền nhiễm do virus có tên là varicella-zoster , gây dịch và là bệnh dễ lây nhất cho trẻ chưa có miễn dịch, phần lớn mắc lúc còn bé dưới 15 tuổi đặc biệt trong độ tuổi 5 -10 tuổi , bệnh bùng phát vào mùa xuân và kéo dài sang hè. Khi bé khỏi bệnh sẽ có miễn dịch suốt đời
Thủy đậu hay phỏng dạ rất dễ lây lan, chỉ cần một cái hắt xì hơi, sự đụng chạm vào các dịch nước bên trong nốt phỏng là người đối diện cũng có thể mắc bệnh .
Do môi trường học tập và vui chơi của bé thường là môi trường tập thể nên bệnh càng dễ lây lan phát triển .
Do bé chưa kịp tiêm vacxin phòng bệnh .
Bệnh phỏng dạ lành tính ở trẻ em, ít có biến chứng như viêm não viêm phổi nhưng đối với người lớn thì biến chứng sẽ nguy hiểm hơn . Đặc biệt ở phụ nữ có thai trước 6 tháng tuổi nếu mắc thủy đậu thai có thể mang dị tật, bà mẹ mắc thủy đậu trước sinh 5 ngày, và sau sinh 2 ngày thường là nặng và con sinh ra cũng mắc thủy đậu nặng, tỷ lệ tử vong cao .
2. Biểu hiện của bệnh phỏng dạ

Bệnh thủy đậu thường có thời gian ủ bệnh từ 10 – 15 ngày nhưng bé vẫn sinh hoạt bình thường nên có thể mẹ sẽ không nhận ra . Đến khi bệnh phát ra bên ngoài thường có những biểu hiện sau đây :
Sốt nhẹ 37,5-38oC trong vài ngày , có trẻ vẫn chơi nhưng có trẻ lại sổ mũi , kém ăn , quấy khóc , mệt mỏi.
Giai đoạn đầu nó thường giống với bệnh sởi nốt ban nhỏ màu hồng đỏ mọc ở toàn thân , sau đó nổi gồ lên da và sau 24 giờ trở thành nốt màu hồng có phỏng nước trong, thường mọc nhiều ở da đầu, mặt, chân tay rồi lan dần khắp người.
Các nốt mọc không có thứ tự: bụng, ngực, lưng, niêm mạc miệng, họng… trừ lòng bàn chân, bàn tay hầu như không gặp.
Tốc độ mọc khá nhanh thường mọc thành nhiều đợt , 2-3 ngày một đợt , cùng một chỗ các nốt có tuổi khác nhau : nốt là sẩn đỏ , nốt có nước , nốt đóng vẩy…
Kích cỡ của các nốt thủy đạu khác nhau tùy thuộc vào độ tuổi và tình trạng bệnh của mỗi người.
Bé sẽ có cảm giác ngứa , khó chịu nếu chúng ta để bé gãi sẽ làm các bọc nước vỡ ra càng dễ lây lan .
Giai đoạn cuối, nốt thủy đậu vỡ ra, dần đóng vảy . Vảy thủy đậu bong ra là khỏi bệnh.
biểu hiện khi bé bị phỏng dạ
3. Cách điều trị bệnh phỏng dạ
Hình ảnh
Cách điều trị chủ yếu là chăm sóc và vệ sinh tốt cho bé , không để các vết phỏng dạ nhiễm khuẩn thành mủ, sẽ để lại sẹo, nhất là trên khuôn mặt . Đặc biệt chú ý đến những chỗ khó phát hiện như nách , háng , mông.
Chú ý với trẻ nhỏ, cha mẹ cần theo sát, không để trẻ gãi, có thể bôi hồ nước và xanh methylen 1% vào các nốt phỏng, khi khô xoa phấn rôm dùng cho trẻ em loại đảm bảo chất lượng, ngày 1-2 lần.
Khi khám ở bác sĩ bé mà bị bội nhiệm thì bác sĩ có thể cho bé uống thuôc kháng sinh như : Chlorpheniramine, fexofenadine, thuốc kháng histamine và Acyclovir để rút ngắn thời gian của bệnh (nếu cần).
Một loại thuốc mà hiện đang được nhiều bà mẹ tin dùng và truyền tai nhau nữa đó là kem Su Bạc . Thực tế bé nhà mình cũng đã bị phỏng dạ và mình đã thử mua thuốc này về dùng thấy công dụng rất tốt , các mẹ có thể tìm hiểu thêm trên mạng nhé .
Ngoài ra có thể lựa chọn phương pháp đông y không chỉ điều trị tận gốc mà còn hạn chế khả năng để lại sẹo . Bạn nên chọn cho bé có cả thuốc bôi và thuốc uống như : kim ngân hoa, ké đầu ngựa, hồng hoa, tang bạch bì, mật ong, sinh địa…
thuốc bôi khi bé bị bệnh phỏng dạ

Một số cần kiêng kị cho bé :
Hình ảnh

Không cần kiêng nước quá kỹ càng mà vẫn tắm rửa sạch sẽ hàng ngày các mẹ cần chú ý lau nhẹ nhàng cẩn thận để tránh các bọc nước bị vỡ rất dễ lây lan.
Mặc quần áo thoáng mát.
Dùng riêng đồ cá nhân, cho trẻ nghỉ học ở nhà cho đến khi khỏi bệnh để tránh lây lan .
Ăn uống thanh mát, tránh đồ nhiều dầu mỡ, cay nóng, đồ tanh đồ kích ứng, đồ nếp và rau muống (tránh mưng mủ và để lại sẹo).
Tránh gió
Tom_tep
 
Bài viết: 5
Ngày tham gia: T.Ba Tháng 9 12, 2017 1:13 am

Quay về Chia sẻ kinh nghiệm dạy dỗ, điều trị cho bé...

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.5 khách.

cron