Trị trẻ quá hiếu động bằng thuốc - con dao hai lưỡi

Xin chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm, quan niệm của bạn để mọi người cùng học hỏi, khích lệ và đồng cảm với nhau.

Trị trẻ quá hiếu động bằng thuốc - con dao hai lưỡi

Gửi bàigửi bởi mephatdat » T.Năm Tháng 2 19, 2009 7:26 pm

Chao cac anh chi!
E moi doc duoc thong tin nay tren bao vnexpress.net e chia se cac anh chi doc . Vi e cung dang tinh cho con cua e uong thuoc nhung khi doc duoc tin nay em lo qua khong biet sao? mong cac anh chi chia se . e cam on
.Day la link cua bao vnexpress.net

http://vnexpress.net/GL/Doi-song/2009/02/3BA0B7FF/


Phia duoi la e copy nguyen van cho cac anh chi xem


Ở phương Tây, từ lâu những viên thuốc này đã được coi như một thần dược để điều trị chứng “cứng đầu” ở trẻ em.

Theo ghi nhận của những nhà tâm thần học thì so với châu Âu, châu Á vẫn còn thua xa trong lĩnh vực điều trị bệnh tâm thần cho trẻ em. Bởi mãi đến gần đây, các nước như Nhật Bản, Hàn Quốc mới biết đến cái gọi là “thuốc vâng lời” trong khi từ lâu, những viên thuốc quen thuộc như ritalin, metadate, focalin, adderall... đã làm mưa làm gió ở châu Âu. Đó là những loại thuốc gốc methylphenidate hoặc amphetamine được chỉ định cho những đứa trẻ mắc chứng rối loạn tăng động giảm chú ý, nhằm làm cho tính khí của đứa trẻ dịu lại, bớt nghịch phá và có khả năng tập trung nhiều hơn vào học tập. Nhờ những viên thuốc này, trẻ trở nên dễ bảo hơn và có thể nhạy cảm hơn, biết buồn, biết xấu hổ khi bị la mắng.

Cuối thập niên 1980, rối loạn tăng động giảm chú ý được mô tả như là một chứng rối loạn thần kinh. Những đứa trẻ mắc phải chứng này thường nghịch như quỷ sứ và vô cùng bướng bỉnh. Ở Mỹ khi ấy có một nguyên tắc lạ lùng là: những gì đã thuộc về thần kinh hay tâm lý đều phải dùng thuốc. Kết quả là thế hệ trẻ em của những thập niên cuối thế kỷ 20, nhiều đứa bị nhồi nhét “thuốc vâng lời”, mặc cho các loại thuốc này đã được xếp vào nhóm thuốc gây nghiện có tác dụng kích thích như heroin hay cocain.

Một trong những thuốc thắng đậm trong thời gian này chính là ritalin của Công ty Chiba - Geigy. Những đứa trẻ sau khi uống ritalin đều tỏ ra ngoan hẳn, không hung hăng hay quậy phá nữa. Chính vì vậy mà ritalin được xem là thần dược của Mỹ, chuyên dùng trong việc “bảo đảm an toàn học đường”. Cơ quan quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ cho biết, có khoảng 4 triệu trẻ em Mỹ mắc phải hội chứng này và có tới hơn 1 triệu trẻ trong số đó bị buộc phải dùng đến ritalin, với lý do “nó quậy phá không thể nào chịu nổi”.

Có những em uống ritalin hằng ngày, mỗi ngày 4-5 viên. Đáng chú ý là số trẻ dùng loại thuốc này ngày càng nhỏ về độ tuổi. Chẳng hạn có những em mới 2 tuổi đã dùng ritalin như... ăn kẹo.

Báo chí và dư luận dường như cũng say sưa với những gì mà ritalin làm được, chỉ biết đua nhau ca ngợi sản phẩm này.

Nhưng không phải lúc nào cũng thế. Chỉ sau đó ít lâu, làn sóng “phản chiến” ritalin đã dâng cao tại một số nơi. Philadelphia (Mỹ) chẳng hạn. Tại đây, nhiều thầy cô đã yêu cầu phụ huynh phải cho con uống ritalin vì “nó quậy phá quá”. Nhưng không phải vị phụ huynh nào cũng dễ dàng đồng ý với đề nghị này khi họ bắt đầu nhận được những thông tin xấu về tác dụng phụ của thuốc từ chính những nhân chứng sống. Tại Georgia, dưới sức ép của nhiều hội phụ huynh, chính quyền phải yêu cầu các trường tiểu học tìm cách khác thay vì bắt học sinh uống thuốc.

Một trong những nhân chứng sống là cậu bé Kasey - 10 tuổi, cậu uống thuộc đã được 5 năm. Kasey trở nên hiền hẳn, nhưng sau đó cậu tỏ ra ù lì, đặt đâu ngồi đấy, mọi khả năng sáng tạo hay giải trí bị hủy hoại nhanh chóng. Bà Donna mẹ cậu lập tức cho ngưng thuốc nhưng khi đó đã quá muộn. Kasey đã bị lệ thuộc hoàn toàn vào thuốc vâng lời: cậu không thể bình tĩnh nếu thiếu nó.

Sự kiện gây hoảng loạn tại Wisconsin và Đại học California đã phải vào cuộc nhằm tìm ra những tác hại nguy hiểm của “thuốc vâng lời”. Người ta tiến hành thử máu, làm mọi xét nghiệm để kết luận rằng bắt trẻ em uống “thuốc vâng lời” là phi lý. Chính phủ Mỹ cũng đã phê duyệt khoản ngân sách 6 triệu đôla để tìm cho ra tác dụng phụ của thuốc này.

Tiến sĩ Glen Elliot, Giám đốc Viện tâm thần Langley Porter thuộc Đại học California cũng thừa nhận: “Chúng ta đã cho sử dụng thuốc với cường độ vượt quá sự hiểu biết của mình. Thực tế là chúng ta đang tìm hiểu về mục tiêu sử dụng của các loại thuốc này và đang lấy trẻ làm vật thí nghiệm”.

Tuy nhiên, một đạo luật của Mỹ đã xếp chứng rối loạn tăng động giảm chú ý vào hàng ngũ “bệnh học đường nguy hiểm”. Những học sinh siêu quậy bị xem như người tàn tật, phải học phụ đạo tại những lớp học đặc biệt và sau đó bắt buộc phải được điều trị bằng “thuốc vâng lời” nếu muốn tiếp tục hòa nhập vào cộng đồng. “Thuốc vâng lời” vì thế mà vẫn tiếp tục lên ngôi.

Các công ty dược phẩm vẫn sản xuất đều đều, tung “thuốc vâng lời” ra khắp nơi với những lời quảng cáo có cánh và các hợp đồng béo bở trải khắp các châu lục bất chấp cái chết của một bé gái 11 tuổi tại Ohio đã qua đời vì trụy tim sau vài năm dùng ritalin. Phẫu thuật pháp y cho thấy các mạch máu của em có dấu hiệu y như mạch máu của các con nghiện cocain. Bài học này vừa diễn ra mới đây dường như chưa đủ để cảnh tỉnh những người đã coi “thuốc vâng lời” như là một cứu cánh.

(Theo L’express.fr, Sức khỏe và Đời sống)
mephatdat
 
Bài viết: 47
Ngày tham gia: T.Hai Tháng 2 09, 2009 7:15 pm

Re: Trị trẻ quá hiếu động bằng thuốc - con dao hai lưỡi

Gửi bàigửi bởi xuyen » T.Năm Tháng 2 19, 2009 11:05 pm

Đầu thư xin cảm ơn MePhatDat đã đưa một bản tin nóng lên cho mọi người. Xuyến xin phép trả lời chị với 2 vai trò: như một người quản lý dự án và như một người bạn. Sau đó Xuyến mong các PH khác góp ý.

Như một người Quản lý dự án:

Chủ trương của Cùng Nhau Vượt Khó là không viết toa thuốc một khi chưa gặp bệnh nhân mặt-đối-mặt trong một môi trường nhà nghề. Lý do là vì việc cực kỳ nhạy cảm của thuốc men, và sức khỏe của bé là quan tâm lớn nhất.

Như một người bạn:

Bài đăng làm Xuyến nhớ lại chuyện quả trứng gà. Chỉ có chuyện ăn quả trứng thôi mà không biết bao nhiêu nhà khoa học đã đưa ra những tranh cãi đối nghịch nhau: nào là ăn thì tốt, ăn thì không tốt, ăn bao nhiêu thì tốt, bao nhiêu thì hại... Tất nhiên trong số những bài viết đó cũng có "bàn tay vô hình" của các đại gia ngành nuôi gà công nghiệp, và những đại gia sản xuất những món nhằm thay thế trứng.

Đó mới chỉ là quả trứng, vậy thì tưởng tượng xem việc thuốc men sẽ còn nhạy cảm và nhức đầu như thế nào. Một loại thuốc "không có ảnh hưởng phụ (side effect)" là vì không có hay vì chưa tìm ra? Có đúng là thuốc chỉ chữa đằng ngọn và không chữa gốc? Và cũng không ai dám khẳng định rằng "không bao giờ nên dùng thuốc".

Xuyến muốn hỏi chị như vầy:

1- Ai là người khuyên chị cho cháu uống thuốc? Kinh nghiệm/tay nghề của họ thế nào? Họ có hoàn toàn không vụ lợi về việc chị có dùng thuốc hay không?
2- Sác xuất thuốc có tác động tốt là bao nhiêu?
3- Khi dùng thuốc, trường hơp tốt nhất là gì, xấu nhất là gì, và trường hợp trung bình là gì?
4- Người khuyên chị cho cháu uống thuốc đã từng khuyên bao nhiêu người khác dùng? Người này có theo dõi tiến triển cho những bệnh nhân đó không? Điều gì đã xảy ra cho những bệnh nhân đó? Người này có dám nhận trách nhiệm trong việc cháu bé dùng thuốc không?
5- Chị có thể tìm thêm vài bác sĩ khác và hỏi ý kiến họ không? (chỉ những bác sĩ đã trực tiếp gặp bé)

Mong chị cập nhật để mọi người biết tình hình và quyết định của chị. Và cầu chúc cho chị mọi điều tốt lành. Xuyến cũng muốn nghe ý kiến của các PH khác trong vấn đề này.

Xuyến
Hình đại diện của thành viên
xuyen
 
Bài viết: 399
Ngày tham gia: T.Hai Tháng 2 09, 2009 11:57 pm

Re: Trị trẻ quá hiếu động bằng thuốc - con dao hai lưỡi

Gửi bàigửi bởi mephatdat » T.Bảy Tháng 2 21, 2009 3:04 am

chao cac anh chị
Truoc het em xin noi em dang tin nay chi la cho cac anh chi biet them thong tin thoi chu em khong co y gi noi ve dien dan dau.
con viec em co y dinh uong thuoc la do e nghe mot so y kien cuac phu huynh co con hoc chung lop voi 2 be cua em thoi.nhung do chi la y nghi cua em chu em chua co gap bs hay hoi y chuyen gia tam ly nao ca. Va vi dang co suy nghi la cho be uong thuoc nen khi e gap thong tin nay em so em dua thong tin len dien dan de cac anh chi doc va tham khao y kien nhau thoi.
Cam on anh chi da co y kien
mephatdat
 
Bài viết: 47
Ngày tham gia: T.Hai Tháng 2 09, 2009 7:15 pm

Cảm ơn bài viết của chị

Gửi bàigửi bởi xuyen » T.Bảy Tháng 2 21, 2009 7:42 am

mephatdat đã viết:chao cac anh chị
Truoc het em xin noi em dang tin nay chi la cho cac anh chi biet them thong tin thoi


Chào MePhatDat,

Xuyến hiểu ý của chị mà, không có vấn đề gì đâu. Cảm ơn chị đã đưa tin và tạo cơ hội để thảo luận vấn đề thuốc men. Rất mong tiếp tục nhận được những cập nhật tương tự từ chị.

Xuyến
Hình đại diện của thành viên
xuyen
 
Bài viết: 399
Ngày tham gia: T.Hai Tháng 2 09, 2009 11:57 pm

Re: Trị trẻ quá hiếu động bằng thuốc - con dao hai lưỡi

Gửi bàigửi bởi Nguyen,Anh » T.Bảy Tháng 2 21, 2009 9:12 am

Chào MePhatDat,

Tôi làm việc trực tiếp với các em hiếu động thiếu chú ý, hoặc thiếu chú ý, hoặc trong phổ TK trong những năm qua. Đây là những gì tôi chứng kiến:
1. Phụ huynh ở Hoa Kỳ rất ngần ngại cho con dùng thuốc vì: a) sợ phản ứng phụ, b) không chấp nhận là con có rối loạn, c) tin rằng con hư, d) tin rằng con có thể chú ý nếu được kèm cặp.
2. Số phụ huynh đã cho con uống thuốc có những phản ứng sau trong thòi gian đầu uống thuốc: a) lo lắng và rơi nước mắt khi một số bé có biểu hiện lừ đừ, buồn ngủ, b) một số bé TK không tỉnh táo như trước, c) một số bé TK thực hiện những hành vi lập lại nhiều hơn so với trước khi uống thuốc, d) có những bé TK đi đứng hay té vấp trong khi trước khi uống lại không bị thế.
3. Sau một thời gian, có khi 1 tuần, 2 tuần, có bé 3 tháng..., phụ huynh và điều trị viên nhận thấy các bé chú ý hơn, khả năng suy luận tiến bộ, hành vi tiến bộ, khả năng ngôn ngữ tiến bộ...
4. Các bác sĩ nhi khoa và tâm thần nhi trong hội đồng chỉ cho thuốc khi nào bé ở dạng nghiêm trọng. Phần còn lại là chọn lựa cuối cùng của phụ huynh.

Riêng tôi có đứa cháu ngày còn lớp 1, lớp 2, phá phách lắm. Các cậu các dì và bố mẹ cháu bực vô cùng. Cháu là con trai một của gia đình, nên anh chị tôi khó mà chấp nhận là lại có loại rối loạn mang tên thiếu chú ý năng động. Cuối cùng thì anh chị cho cháu uống thuốc, và chị khóc mỗi ngày. Sau khoảng 4 tháng, cháu đến nhà và các cậu các dì nhận ra thằng bé không còn kỳ cục như xưa. Những trò phá phách tai ngược biến mất. Cô giáo nói điểm học tăng, và hành vi không còn là quan ngại. Bây giờ thì thằng bé kia đã 26 tuổi. Cháu kiêng một số món ăn có bột hoặc ngọt, và không còn uống thuốc.

Chúc quý phụ huynh, đặc biệt là MePhatDat, sẽ luôn tìm thấy những gì hữu ích nhất cho con.

Nguyễn Tường Anh/Nhóm chuyên gia TK
Nguyễn Tường Anh
Nhóm Chuyên Gia TK
Hình đại diện của thành viên
Nguyen,Anh
 
Bài viết: 4505
Ngày tham gia: T.Bảy Tháng 1 10, 2009 12:05 pm

Re: Huong dan danh ky thanh vien, doc va danh tieng Viet

Gửi bàigửi bởi nguyen » T.Ba Tháng 2 24, 2009 4:04 am

tôi la gv dạy trẻ
nguyen
 
Bài viết: 1
Ngày tham gia: T.Ba Tháng 2 24, 2009 3:58 am

Re: Trị trẻ quá hiếu động bằng thuốc - con dao hai lưỡi

Gửi bàigửi bởi Khoaiyeu » CN Tháng 3 15, 2009 10:06 pm

Khi bác sĩ nói con tôi rất tăng động, tôi đã tròn xoe mắt nhìn bác sĩ.
Trong nhà chúng tôi chẳng có nhiều vụ đổ vỡ, cháu cũng chẳng thuộc hàng những đứa trẻ quậy phá ở trường.
Sau này tôi cũng nhận thấy rằng dù cháu là đứa trẻ dễ chịu, nhưng cháu đúng là có vấn đề về khả năng tập trung.
Tiếp đó, bác sĩ kê đơn thuốc giảm động. Tôi cho cháu uống được một ngày. Thấy cháu lừ đừ, tôi lập tức bỏ thuốc. Nhưng đến gặp bác sĩ, tôi vẫn khai cháu uống rồi. Lúc đó tôi đang cho cháu tri liệu hàng ngày tại bệnh viện, một đợt trị liêu là 20 ngày. Hết đợt, bác sĩ nói rằng cháu dùng thuốc khá hơn nhiều rồi đấy, và bà kê thêm một đợt nữa. Cảm thấy mình có lỗi vì không thật thà, và sợ ảnh hưởng tới việc trị liệu cho các bé sau này, tôi thú thật là tôi không dùng thuốc.
Cháu nhà tôi chỉ tập đi bộ hàng ngày, đạp xe 3 bánh, chơi đùa với anh trai các trò chơi thể lực, chơi xếp hình và xâu hạt cùng mẹ. Khả năng chú ý của cháu được cải thiện rồi, nhưng vẫn chưa đạt chuẩn như các bé cùng tuổi. Tôi vẫn đang tiếp tục các bài tập
Tôi chỉ muốn nói rằng, các phụ huynh nên xem xét kỹ hiện trạng con mình và trao đổi thẳng thắn cùng bác sĩ. Thuốc chỉ tốt khi dùng đúng thôi, còn ở Việt nam, đáng tiếc là vẫn có tình trạng lạm dụng thuốc.
Vì tương lai trẻ tự kỷ
www.tretuky.com
Khoaiyeu
 
Bài viết: 112
Ngày tham gia: T.Sáu Tháng 3 13, 2009 8:11 pm


Quay về Chia sẻ kinh nghiệm dạy dỗ, điều trị cho bé...

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.24 khách.

cron