Bé 20 tháng tuổi bị chuẩn đoán tự kỷ

Xin chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm, quan niệm của bạn để mọi người cùng học hỏi, khích lệ và đồng cảm với nhau.

Bé 20 tháng tuổi bị chuẩn đoán tự kỷ

Gửi bàigửi bởi meminhtri » T.Hai Tháng 3 31, 2014 6:03 pm

Kính gửi các anh chị chuyên gia,
Xin các anh chị tư vấn giúp em nên làm thế nào để can thiệp và giúp con ạ!
Con trai em hiện chính xác đã được 20,5 tháng rồi ạ, nhưng cháu vẫn chưa biết nói. Cách đây 1 tuần em cho con khám ở Viện Nhi TW và bị chuẩn đoán là tự kỷ. Em thật sự rất buồn và đang cố bình tĩnh để tìm hiểu mọi thứ liên quan và tìm cách để giúp con. Các biểu hiện của cháu như sau:
- Gọi không quay đầu lại (tuy nhiên thường mẹ gọi thì con biết và quay lại, còn người khác thì ít khi cháu quay lại, lờ đi như không nghe thấy)
- Bé chưa biết nói, chỉ nói một số từ như bà, tà tà, ca. Nhưng nói một cách chưa có ý thức (tức là không phải nhìn thấy bà mà gọi bà). Thỉnh thoảng nói linh tinh.
- Hay chạy dọc nhà
- Ăn cơm/cháo/bánh đa thường nuốt chửng, nhưng trước đây đưa bánh qui bé biết cắn nhai và ăn được 1/2 cái.
- Không quan tâm tới trẻ khác (không chơi tương tác) nhưng thích nhìn đám đông các trẻ khác chơi đùa và chạy theo. Không tranh cướp đồ chơi.
- Hay ném đồ chơi. Khi mẹ dạy chơi thả hình và ngôi nhà, bé hay đặt vật đó vào tay mẹ để chờ mẹ cho vào khuôn và bé ấn vào.
- Chưa biết chỉ bộ phận cơ thể, thường không nhìn theo tay mẹ chỉ, chưa biết chỉ các vật
- Thích bật tắt công tắc điện. Thỉnh thoảng đi nhón chân, nhảy chân sáo. Mẹ sai lấy cho mẹ quả bóng hay vật gì đó mẹ chỉ thì chưa biết làm. Chỉ đưa cho mẹ những thứ bé đang cầm trên tay.
- Bé thích được cổ vũ, mẹ hay chị hát thì biết vỗ tay. Rất thích chơi với mẹ và chị, giao tiếp mắt với mẹ tốt.
- Biết giả vờ cầm điện thoại nói (nói linh tinh). Biết giả vờ cho búp bê ăn, vỗ ru "à à" (bắt chước mẹ). Biết chơi ú òa (cho 2 tay che mắt mẹ và nói "ú"), chơi chi chi chành chành. Biết xếp 4 hình khối vuông lên nhau. Đi tìm đồ vật mẹ giấu nhưng không tìm đến cùng.
Bác sĩ dặn em phải cho cháu đi học lớp can thiệp.
Em đã tìm lớp cho cháu và cháu đi học được 3 buổi thì lại bị viêm phổi :cry: và hiện đang ở nhà bà ngoại chăm.
Em rất băn khoăn một số vấn đề sau:
- Em thấy con biểu lộ tình cảm với bố mẹ và chị của bé rất tốt. Vậy con em bị chậm phát triển hay là tự kỷ ạ?
- Em có nên cho con theo học lớp can thiệp đặc biệt đó không ạ? Vì ở đó có nhiều cháu lớn hơn, bị nặng hơn, có nhiều hành vi mà em sợ con em sẽ bắt chước.
- Em phải làm gì, bắt đầu chơi với con như thế nào và phải dạy cháu từ đâu để phù hợp với tuổi của cháu và giúp cháu biết nói, biết chỉ?
Em rất mong nhận được hồi âm của các anh chị!
Em thật lòng cảm ơn anh chị rất nhiều!

Meminhtri
meminhtri
 
Bài viết: 6
Ngày tham gia: T.Năm Tháng 3 27, 2014 1:44 am

Re: Bé 20 tháng tuổi bị chuẩn đoán tự kỷ

Gửi bàigửi bởi phtran1302 » T.Hai Tháng 3 31, 2014 8:07 pm

Chào em,
Chị đã đi qua con đường này, xin chia xẽ lại với em như sau :
- Gọi không quay đầu lại (tuy nhiên thường mẹ gọi thì con biết và quay lại, còn người khác thì ít khi cháu quay lại, lờ đi như không nghe thấy)
-
Em cứ gọi con, gây cho con chú ý, nếu con chưa quay đầu lại thì khi gọi con em nắm lấy bàn tay con, nhìn thẳng vào mắt con nói chuyện, đối với mọi người khác cũng làm như vậy, lâu ngày mình sẽ tập cho bé thói quen nhìn lại người gọi mình.

Bé chưa biết nói, chỉ nói một số từ như bà, tà tà, ca. Nhưng nói một cách chưa có ý thức (tức là không phải nhìn thấy bà mà gọi bà). Thỉnh thoảng nói linh tinh.

Khi con nói từ nào, em cứ hướng dẫn con đến từ có nghĩa : Bà, ca, ba, ...

- Hay chạy dọc nhà

Trẻ nào cũng thế, cho dù là trẻ phát triển chuẩn, thì các bé thường lăng xăng lung tung, đến khi lớn hơn cháu sẽ bớt đi, trừ phi con quá lăng xăng hơn mức bình thường, tức là cháu không hề ngồi yên, tay chân lúc nào cũng động đậy thì mình phải để ý hơn, nếu cần, đưa cháu đến BS tâm thần nhi khám xem sao.

- Ăn cơm/cháo/bánh đa thường nuốt chửng, nhưng trước đây đưa bánh qui bé biết cắn nhai và ăn được 1/2 cái.

Việc nhai giúp cho cơ hàm bé làm việc, điều này dẫn tới cho ngôn ngữ phát triển. Em cho con ăn món con thích, từng chút một, khuyến khích con nhai, có thể thay đổi bánh qui bằng kẹo gum dẽo dẽo cho con nhai làm quen, nhưng nhớ đừng cho ăn nhiều quá nhé, bởi vì đường không tốt cho trẻ vì đường làm cho trẻ tăng động hơn

- Không quan tâm tới trẻ khác (không chơi tương tác) nhưng thích nhìn đám đông các trẻ khác chơi đùa và chạy theo. Không tranh cướp đồ chơi.

Nếu có anh, chị, em đồng trang lứa, em hướng dẫn cho các cháu chơi với con mình, khuyến khích và từng bước nhỏ giúp con chơi chung, chơi tương tác qua lại, chơi luân phiên, bắt chước... có em giám sát, ủng hộ cho "cả đội" cùng chơi. Nếu không thì chính cha, mẹ chơi với con, điều này cũng giúp cho phát triển tốt.

- Hay ném đồ chơi. Khi mẹ dạy chơi thả hình và ngôi nhà, bé hay đặt vật đó vào tay mẹ để chờ mẹ cho vào khuôn và bé ấn vào.

Khi con ném đồ chơi, em làm mặt nghiêm, ra dấu "không được" (lắc đầu) rồi hướng dẫn con đến lượm món con vừa ném cất vào nơi quy định, đừng la mắng, quát lớn hay đánh bé vì sự hoảng hốt khiến bé càng ném nhiều hơn.Thay vì em để khối hình vào ngôi nhà, em cầm tay con cầm khối hình đó để vào, sau đó, chỉ khuyến khích con để bằng cách đụng nhẹ vào tay con hướng dẫn con làm, giảm dần "làm dùm" để con tự lấy rồi tự để vào.

- Chưa biết chỉ bộ phận cơ thể, thường không nhìn theo tay mẹ chỉ, chưa biết chỉ các vật

Em lấy tay con chạm vào bộ phận cơ thể trên người con và nói tên từng bộ phận đó, hay chạm tay vào mặt mũi mẹ để con có cảm nhận trước, rồi hỏi để con tự chỉ. Muốn dạy con chỉ vào vật gì, mình cầm tay con làm ngón tay chỉ và hướng dẫn con làm - hơi tốn thời gian, vì cần gây chú ý cho con, rồi sau đó con mới biết làm theo.

- Thích bật tắt công tắc điện. Thỉnh thoảng đi nhón chân, nhảy chân sáo. Mẹ sai lấy cho mẹ quả bóng hay vật gì đó mẹ chỉ thì chưa biết làm. Chỉ đưa cho mẹ những thứ bé đang cầm trên tay.

Đa phần trẻ thích bật công tắc đèn, em nên chú ý đến sự an toàn cho con vì các mối điện rất nguy hiểm. Em có thể vẽ trên nền nhà các vòng tròn, hay lấy giấy màu dán lên nền nhà, hay mua các vòng tròn màu sắc có bán trong các shop dụng cụ học sinh, em tập cho con nhảy vào các vòng đó, vừa chơi vừa gây cho con sự tập trung và tập vận động cho con luôn. Cần có 1 người nữa hổ trợ em khi muốn con chơi trò giao bóng cho mẹ, người kia cầm tay con và quả bóng, rồi khi nào yêu cầu giao, người kia hướng dẫn con giao bóng qua tay mẹ, tập lâu ngày rồi từ từ buông tay con ra, cho con tự cầm bóng giao qua mẹ. Đối với trò chơi tương tác, bước đầu nên có người hổ trợ tiếp với mẹ giúp con chơi, khi nào con quen, con sẽ tự biết chơi theo mẹ hướng dẫn.

- Bé thích được cổ vũ, mẹ hay chị hát thì biết vỗ tay. Rất thích chơi với mẹ và chị, giao tiếp mắt với mẹ tốt.
- Biết giả vờ cầm điện thoại nói (nói linh tinh). Biết giả vờ cho búp bê ăn, vỗ ru "à à" (bắt chước mẹ). Biết chơi ú òa (cho 2 tay che mắt mẹ và nói "ú"), chơi chi chi chành chành. Biết xếp 4 hình khối vuông lên nhau. Đi tìm đồ vật mẹ giấu nhưng không tìm đến cùng.

Nếu được vậy, cứ thế mà tiến lên nhé, sự giao tiếp với người thân giúp bé hình thành mối liên hệ mật thiết và biết phân biệt mức độ quen lạ.

Bác sĩ dặn em phải cho cháu đi học lớp can thiệp.
Em đã tìm lớp cho cháu và cháu đi học được 3 buổi thì lại bị viêm phổi :cry: và hiện đang ở nhà bà ngoại chăm.
Em rất băn khoăn một số vấn đề sau:
- Em thấy con biểu lộ tình cảm với bố mẹ và chị của bé rất tốt. Vậy con em bị chậm phát triển hay là tự kỷ ạ?
- Em có nên cho con theo học lớp can thiệp đặc biệt đó không ạ? Vì ở đó có nhiều cháu lớn hơn, bị nặng hơn, có nhiều hành vi mà em sợ con em sẽ bắt chước.
- Em phải làm gì, bắt đầu chơi với con như thế nào và phải dạy cháu từ đâu để phù hợp với tuổi của cháu và giúp cháu biết nói, biết chỉ?

Có rất nhiều lời khuyên cho phụ huynh rằng chúng ta không nên gắn cho con nhãn mác tự kỷ rồi tự vằn vặt mình, đóng khung trẻ. Điều cần thiết là phải hiểu trẻ cần gì, đang thiếu gì để dạy bổ sung, cha mẹ là người thầy tốt nhất cho con, dù con là chậm phát triển hay là tự kỷ thì việc dạy dỗ để con phát triển tốt đều cần thiết và nên làm, mình nên bình tĩnh để giúp con, em ah. Khi bắt đầu cho con đi học, vào tuần đầu tiên em chỉ gửi con 1 tiếng rồi đón về, tăng dần thời gian ở trường vào các tuần sau, đến khi nào con yên tâm trong môi trường học đường thì mới để bé ở suốt thời gian. Mới đi học mà cho con ở suốt thì con bệnh là phải rồi, tâm lý mà ! :) - Việc chọn trường lớp, giáo viên thì nói ....cả ngày chưa hết, mình hiểu về con, đến tận trường tìm hiểu về môi trường học, giáo viên, chiến lược dạy dỗ... nhiều thứ để mình tìm hiểu rồi mới cho con học. Còn học ở trường của trẻ phát triển chuẩn hay là trường chuyên thì tùy vào khả năng con, nếu con có khả năng bắt chước và chịu tương tác chơi với bạn mình nên cho con học trường của trẻ chuẩn, theo đó con bắt chước và sớm hòa nhập cùng bạn - Còn nếu con chưa có ngôn ngữ, chưa bắt chước được, chưa hòa nhập được mà đẩy con vào môi trường của trẻ chuẩn có khi lại làm con khó hơn. Việc này, tùy vào ba mẹ và gia đình quyết định nhé.
Chị chỉ góp ý và phần quyết định là của ba mẹ và gia đình, chúc em và con luôn vui vẻ và con mau tiến bộ nhé.
Thân mến,
Phương
phtran1302
 
Bài viết: 3031
Ngày tham gia: T.Hai Tháng 3 16, 2009 12:45 am
Đến từ: Saigon, Viet Nam

Re: Bé 20 tháng tuổi bị chuẩn đoán tự kỷ

Gửi bàigửi bởi phi » T.Hai Tháng 3 31, 2014 10:13 pm

Em rất băn khoăn một số vấn đề sau:
- Em thấy con biểu lộ tình cảm với bố mẹ và chị của bé rất tốt. Vậy con em bị chậm phát triển hay là tự kỷ ạ?
- Em có nên cho con theo học lớp can thiệp đặc biệt đó không ạ? Vì ở đó có nhiều cháu lớn hơn, bị nặng hơn, có nhiều hành vi mà em sợ con em sẽ bắt chước.
- Em phải làm gì, bắt đầu chơi với con như thế nào và phải dạy cháu từ đâu để phù hợp với tuổi của cháu và giúp cháu biết nói, biết chỉ?


Ở độ 20 tháng, rất khó nhận biết định rối loạn cho chính xác, vậy thì câu hỏi đầu tiên của bạn, không thể trả lời qua diễn đàn được.

Câu hỏi thứ 2 là bạn sợ bé bắt trước hành vi các cháu lớn, nặng hơn. Tôi có ý kiến khác về vụ này:

1/ Trẻ TK đúng là có bắt chước, nhưng không phải bắt chước theo kiểu suy nghĩ thông thường (mà chắc bạn đang mắc phải). Giả sử như có 1 em trong lớp con bạn đang ngồi học thì phá ra cười vì thấy gì đó vui. Con bạn nhìn vào cũng phá ra cười, thế là cô nói "2 bé này mất kỷ luật, bắt chước nhau làm ồn lớp"

Bạn nghe vậy, chắc nghĩ con mình học 1 tật xấu . Tôi mà thấy vậy, tôi sẽ mừng vì con bạn có ý thức muốn tham gia cái trò "phá ra cười" chung với bạn . Trong trường hợp này, con bạn mà ngồi in không để ý gì cả mới là đáng sợ. Bạn đang lo kiểu "con mình sốt cần vào nhà thương, nhưng vào đó sợ lây bệnh các bé sốt rét". Cái lo này ko có cơ sở vì thứ nhất, nhà thương là môi trường nhà nghề, họ biết phải làm gì . Thứ hai là "sốt rét" nó không có lây, và TK thì không phải là bệnh mà là rối loạn, cho nên cũng kô lây .

Đó là chưa kể cái chữ "nặng" bạn dùng, nó chỉ là quan sát qua hành vi. Một bé ngồi yên học chưa chắc là nhẹ, và một bé chạy nhảy lung tung chưa chắc là "nặng". Nếu PH trẻ TK cứ tìm trẻ "nặng" mà tránh, thì làm sao con mình học hòa nhập đc? Người khác sẽ kêu con mình là "nặng" thôi. Từ bỏ ý nghì phân biệt nặng nhẹ đó đi nhe bạn . Hày công bằng với chính mình trước.

Trở lại chuyện can thiệp, bây giờ bạn lật ngược vấn đề lại, hỏi xem: Nếu không vào nhà thương, bạn biết chữa cơn sốt cho con mình không? Còn như bạn nói: Anh Phi ơi, chỗ em tới không phai là nhà thương nhà nghề, các bé nằm chung giường lây nhau tùm lum . Vậy thì đi kiếm nhà thương khác, chứ chẳng lẽ để bé sốt mà không làm gì ?

Câu hỏi cuối của bạn thì cần có thời gian trao đổi nhiều, và tùy vào bạn kiên trì, học hỏi ra sao . Nói nôm na là bạn đang hỏi: "Em ko thích cái nhà thuong kia, em muốn làm bác sĩ / y tá chữa cho con em. Em nên bắt đầu từ đâu"?

Câu trả lời chắc nhất là: bắt đầu từ việc đi vào Trường Y khoa để học . Bạn có 2 cách: một là vào đâu đó để đc đào tạo căn bản, hai là tự mày mò học qua diễn đàn, qua các PH khác . Vậy thì cả 2 câu đó đều tùy vào bạn, đúng không? Trên đây rất nhiều PH đã tự đi đường đó, bạn đọc bao nhiêu bài rồi, rút ra được gì chưa ?

Xin lỗi bạn là tôi trả lời hơi thô, nhưng bạn đang cần có thời gian vàng can thiệp cho con, tôi muốn bạn thấy thực tế ra sao.
Phi
Special Ed.
Hình đại diện của thành viên
phi
 
Bài viết: 5627
Ngày tham gia: CN Tháng 2 08, 2009 10:23 am

Re: Bé 20 tháng tuổi bị chuẩn đoán tự kỷ

Gửi bàigửi bởi meminhtri » T.Hai Tháng 3 31, 2014 11:45 pm

Em rất cảm ơn chị Phương đã đồng cảm và chia sẻ với em.
Em cũng rất cảm ơn anh Phi đã phân tích cho em hiểu. Em không có ý phân biệt nặng nhẹ đâu ạ, chắc là rối quá nên em nghĩ gì nói thế thôi ạ.
Em đang đọc những bài viết của các PH khác và sẽ cố gắng làm theo những chia sẻ của chị Phương, hy vọng bé sẽ tốt hơn.
Cảm ơn anh chị rất nhiều ạ!
meminhtri
 
Bài viết: 6
Ngày tham gia: T.Năm Tháng 3 27, 2014 1:44 am

Re: Bé 20 tháng tuổi bị chuẩn đoán tự kỷ

Gửi bàigửi bởi phi » T.Tư Tháng 4 02, 2014 12:20 am

- Thích bật tắt công tắc điện.


Mình cung có 1 HS thích bật / mở đèn, cho nên mình mua cái công tắc đèn về gắn vào bảng gỗ, sơn, làm cho khác đi một chút cho bé chơi và dùng làm phần thưởng .

Bé đó còn nhỏ nên phải dùng màu để dạy nguy hiểm . Đồ chơi thì màu trắng, còn cái công tắc đèn thật thì dán băng keo đỏ lên, dạy bé tránh xa. Bạn thử làm thành đồ chơi cho con chơi nhe.
Phi
Special Ed.
Hình đại diện của thành viên
phi
 
Bài viết: 5627
Ngày tham gia: CN Tháng 2 08, 2009 10:23 am

Re: Bé 20 tháng tuổi bị chuẩn đoán tự kỷ

Gửi bàigửi bởi phtran1302 » T.Tư Tháng 4 02, 2014 9:59 pm

Theo P nghĩ, cháu thích bật công tắc đèn không chỉ là tiếng tách tách của công tắc mà là cháu khám phá khi mình bật/tắt thì kèm theo hành động này là ánh sáng cũng bật/tắt - nên nếu chỉ làm cái bảng gỗ và công tắc thì chưa chắc là "khả thi" với cháu đó anh Phi.
Phương
phtran1302
 
Bài viết: 3031
Ngày tham gia: T.Hai Tháng 3 16, 2009 12:45 am
Đến từ: Saigon, Viet Nam

Re: Bé 20 tháng tuổi bị chuẩn đoán tự kỷ

Gửi bàigửi bởi phi » T.Năm Tháng 4 03, 2014 1:34 am

phtran1302 đã viết:Theo P nghĩ, cháu thích bật công tắc đèn không chỉ là tiếng tách tách của công tắc mà là cháu khám phá khi mình bật/tắt thì kèm theo hành động này là ánh sáng cũng bật/tắt - nên nếu chỉ làm cái bảng gỗ và công tắc thì chưa chắc là "khả thi" với cháu đó anh Phi.


Phương nói đúng, có khi là do ánh sáng, có khi do tính lập đi lập lại nhất quán của công tắc điện. Nói chung thì chúng ta muốn hướng các em vào công tắc mà không có ánh sáng, tức là không có nguồn điện để tránh nguy hiểm, hoặc tránh tạo thói quen thấy công tắc đèn là chạy lại mở.

Lần ra Hà nội, có gặp một bé kiểu này, sau đó bé vào Sớ Táo quân luôn đó.

viewtopic.php?f=847&t=663

Có chú da ngăm
Xinh trai ra phết
Thông minh hết biết
Chỉ mỗi tội này:
Cái chân cái tay
Không theo ý chú!
Đi ngang qua tủ
Đẩy cửa sập vào
Bước ngang phòng nào
Tắt đèn phòng nấy


Vừa đẩy tủ, vừa tắt mở công tắc --> thích tính lập đi lập lại, nhất quán.
Phi
Special Ed.
Hình đại diện của thành viên
phi
 
Bài viết: 5627
Ngày tham gia: CN Tháng 2 08, 2009 10:23 am

Re: Bé 20 tháng tuổi bị chuẩn đoán tự kỷ

Gửi bàigửi bởi phtran1302 » T.Năm Tháng 4 03, 2014 10:06 pm

Anh HN cũng vậy thôi - Đến giờ vẫn thích bật/tắt đèn và quạt - Được cái là nhờ vậy mà giờ P có thể chễm chệ ngồi chỉ tay năm ngón sai bảo được rồi :lol:
Phương
phtran1302
 
Bài viết: 3031
Ngày tham gia: T.Hai Tháng 3 16, 2009 12:45 am
Đến từ: Saigon, Viet Nam

Re: Bé 20 tháng tuổi bị chuẩn đoán tự kỷ

Gửi bàigửi bởi meminhtri » T.Sáu Tháng 4 04, 2014 5:51 pm

Em chào các anh chị ạ,
Hôm trước mẹ cháu có hỏi về việc bật tắt công tắc đèn của cháu, đúng là giống bác Phương nói đấy ạ.
phtran1302 đã viết:Theo P nghĩ, cháu thích bật công tắc đèn không chỉ là tiếng tách tách của công tắc mà là cháu khám phá khi mình bật/tắt thì kèm theo hành động này là ánh sáng cũng bật/tắt - nên nếu chỉ làm cái bảng gỗ và công tắc thì chưa chắc là "khả thi" với cháu đó anh Phi.

Mỗi lần cháu đến gần ổ điện hay quạt, em đều phải rút phích cắm ra hoặc lảng đi chỗ khác để cháu chơi trò khác.
Em cũng muốn hỏi anh Phi chuyện này ạ!
1,Hôm 20/3, cháu đi khám ở Viện Nhi, bác sĩ bảo cháu chậm phát triển và kê một số thuốc như sau:
- Somazina 1ml và Cerefort 2ml uống buổi sáng. Theo em đọc hướng dẫn sử dụng thì thuốc này làm giảm rối loạn cảm giác
- Mg và B6 nữa.
Vậy em có nên cho con uống những thuốc trên không ạ?
2, Hiện tại cháu đang uống sữa Pedia Dielac của Vinamilk. Em cũng thấy sữa này ngọt thật. Em có nên cho con uống tiếp hay đổi sữa nhạt hơn hay là hạn chế con uống sữa không anh? Một ngày cháu cũng chỉ uống được 300ml thôi, mấy hôm ốm cháu chỉ uống được 1/2 thôi. Hôm qua em cho bé đi hiệu sách chơi, thả xuống một cái là bé cắm đầu đi, đi rất nhanh như là chạy, mẹ bế lên thì ưỡn ra khóc ầm ĩ, chẳng thèm quan tâm sách chuyện gì hết. Không biết uống sữa ngọt có làm con tăng động không nữa?!
3, Mấy hôm nay cháu thường thức giấc lúc 2h-2h30' đêm. Mặc dù em cho cháu ngủ sớm, khoảng 21h uống sữa, 21h30 là cháu ngủ, nhưng đến khoảng 2h đêm cứ trằn trọc, hoặc tỉnh dậy xem mẹ đâu, hoặc vật vã lăn lộn, nhưng vẫn nhắm mắt. Mẹ có xoa lưng, vỗ cháu nhưng không nói chuyện, hoặc cho cháu uống thêm sữa thì một lúc lâu sau mới ngủ lại được. Không biết có phải cháu bị rối loạn giấc ngủ không. Nếu như vậy thì em phải làm sao để con ngủ ngon hơn ạ?
4, Trước khi ngủ hoặc lúc gần tỉnh, cháu rất hay lắc đầu. Đó là hành vi gì vậy ạ?
Em rất mong nhận được tư vấn của các anh chị.
Em cảm ơn anh chị rất nhiều!
meminhtri
 
Bài viết: 6
Ngày tham gia: T.Năm Tháng 3 27, 2014 1:44 am

Re: Bé 20 tháng tuổi bị chuẩn đoán tự kỷ

Gửi bàigửi bởi pinkrose » T.Năm Tháng 4 17, 2014 8:13 am

hình như việc bé thức giấc lúc nửa đêm và dậy khóc thì hồi xưa bác sĩ có bảo em theo dõi xem có tính chu kì hay k? mỗi tháng thường xảy ra mấy lần? vào những ngày nào.
Không biết gia đình mình có chuyển chỗ ở hay chuyển chỗ đi ngủ của bé không?
về việc uống sữa thì em thấy con em uống 1 ngày từ 600-700ml sữa, mà cháu đã 3 tuoi, ăn cũng rât nhiều. Nhưng hình như không sao cả. Trước đay con em cũng uống nhìu sữa rồi lăng xăng, h cũng nhiều sữa mà ít lăng xăng hơn do có can thiệp
pinkrose
 
Bài viết: 216
Ngày tham gia: CN Tháng 3 02, 2014 3:13 am


Quay về Chia sẻ kinh nghiệm dạy dỗ, điều trị cho bé...

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.30 khách.

cron