Xin tư vấn về cách dạy con trai 3 tuổi

Xin chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm, quan niệm của bạn để mọi người cùng học hỏi, khích lệ và đồng cảm với nhau.

Xin tư vấn về cách dạy con trai 3 tuổi

Gửi bàigửi bởi SocCun » T.Hai Tháng 7 22, 2013 1:52 am

Kính gửi các anh chị trong diễn đàn!
Tôi có bé trai đầu tròn 3 tuổi vào tháng tới. Tôi phát hiện ra cháu có các biểu hiện bất thường và cho cháu đi khám khi cháu được 33 tháng (cách đây 2 tháng). Bác sỹ kết luận cháu bị chậm phát triển ngôn ngữ và rối loạn cảm xúc.
Tôi xin trình bày sơ qua trường hợp của cháu như sau:
Vận động: Bình thường
Nhận thức: Có khả năng ghi nhớ tốt. 18 tháng, cháu đã nhận biết và đọc được chữ số từ 1-10, toàn bộ chữ cái bằng cả tiếng Anh và tiếng Việt, phân biệt được màu sắc, hình khối; 24 tháng thuộc rất nhiều bài hát, bài thơ, thuộc gần 100 câu Kiều; 28 tháng: biết đọc tiếng Việt, biết đếm và nhận mặt số 1-100 (tiếng Anh và tiếng Việt); biết và type lại chính xác khỏang hơn 150 từ tiếng Anh.
Ngôn ngữ: Tại thời điểm đi khám, cháu không có ngôn ngữ giao tiếp. Nhưng hiện nay cháu đã biết đưa ra các câu mệnh lệnh khi có nhu cầu, trả lời được một số câu hỏi (Chủ yếu là: Cái gì? Ai? Màu gì); Có thể làm theo một số mệnh lệnh đơn giản.
Giao tiếp: có giao tiếp bằng mắt nhưng chưa nhiều, chưa biết cách chơi cùng các bạn. Nói chung là vẫn còn kém
Xúc cảm: Thích được bố mẹ âu yếm, nhưng khi thấy bố mẹ đi làm về thì vẫn thường thờ ơ.

Hiện tại cháu đi học mầm non ở trường từ sáng đến 5h chiều; Mỗi tuần có 3 buổi can thiệp của cô giáo tại nhà (1,5h/buổi); Cuối tuần chúng tôi thường dẫn bé đi chơi ở các khu vui chơi.Mặc dù cháu có 1 số tiến bộ rõ rệt sau 2 tháng vừa qua nhưng tôi vẫn rất hoang mang và bối rối, không biết nên dạy con theo cách nào. Câu hỏi thì rất rất nhiều, nhưng trong bài viết lần nay, tôi muốn xin tham vấn các anh chị 2 vấn đề sau:

1. Cháu rất đam mê những con số và chữ cái. Phải nói là bị ám ảnh bởi số và chữ. Gặp chữ ở đâu là đọc, thường xuyên lấy đũa, miếng ráp hình để xếp chữ và số. Vậy thì, theo các anh chị có nên cố gắng hạn chế tối đa cho cháu tiếp xúc với chữ và số không (cách ly tuyệt đối thì không được rồi vì ở đâu cũng dễ dàng thấy được chữ, cháu ngồi trên xe hơi là chỉ chăm chú đọc biển quảng cáo thôi)

2. Cháu chỉ nói theo hứng, nghĩa là thích thì "dạ", trả lời, không thích thì không thể nào ép cho cháu nói được. Khi chú ý thì cháu có thể trả lời đúng câu hỏi, khi không tập trung thì làm ngơ hoặc trả lời nhiều phương án cho xong. Ví dụ: Mẹ hỏi: - Đây có phải cái bụng không? Cháu đáp liên tục: Dạ không ạ, Dạ phải ạ, Dạ có ạ (cháu nắm được quy luật đối với cách trả lời cấu trúc câu hỏi kết thúc bằng từ KHÔNG). Không biết là mọi người có "cao kiến" gì khắc phục tình trạng này hay không?

Rất mong nhận được ý kiến đóng góp và chia sẻ của Ban cố vấn và các anh chị trên diễn đàn.
SocCun
 
Bài viết: 10
Ngày tham gia: T.Hai Tháng 7 22, 2013 12:47 am

Re: Xin tư vấn về cách dạy con trai 3 tuổi

Gửi bàigửi bởi phi » T.Ba Tháng 7 23, 2013 9:04 am

Tình trạng bé của chị tôi nghĩ không đơn giản, khó mà đưa ra lời khuyên cụ thể trên diễn đàn . Bé nhà chị biết mặt chữ, mặt số tốt nhưng có thể chỉ là "biết" như những hình tượng, chứ không phải là ký hiệu ngôn ngữ. Khi làm các test ngôn ngữ nhà nghề, người ta sẽ biết rõ hơn (không đc 100% nhưng tương đối chính xác để lên phương án can thiệp). Tôi đoán là bác sĩ chỉ định rối loạn, và không làm các test đó cho bé (bác sĩ họ không làm các test này vì nó năm bên ngôn ngữ trị liệu và gddb).

Việc bé thuộc thơ cũng vậy, không biết được là thuộc theo ký âm có vần, hay thuộc vì biết các câu có liên quan với nhau . Tôi ngờ là loại đầu . Việc bé có NN diễn đàn là điều đáng mừng . Việc bé thích các chữ, số là việc chị sẽ không thể cấm nổi, và cũng là việc chị không nên cấm . Nếu có 1 chuong trình can thiệp tốt, cái mà bé đam mê sẽ đc chuyển thành điểm manh cho bé sau này . Ví dụ như 1 bé hay vẽ hình chi tiết, người ta sẽ dùng để dạy các môn khoa học (vẽ con kiến, đếm xem mấy chân), hoặc giao tế khi lớn (để khuôn mặt trống cho bé vẽ nét mặt tùy theo cốt truyện).

Việc bé trả lời tốt các câu hỏi "ai, cái gì ..." nhưng lại không trả lời tốt một cách nhất quán, đó là do cách dạy . Điều này tôi gặp nhiều . Ai, cái gì, ... là các câu hỏi bên nhận thức, cần dạy kèm với môn Văn và sequence. Nếu chỉ dạy bằng cách tact, đưa hình ra hỏi, lâu ngày bé sẽ có hành vi như chị mô tả . Hành vi này sẽ nặng thêm, và có thể ảnh huong qua bên nhận thức . Bé sẽ học và trả lời theo kiểm nắm cấu trúc rồi nói 1 loạt xem cái nào đúng, cái nào sai.

VIệc chị nói thích đc bố mẹ âu yêm' nhưng lại thờ ơ, có thể chỉ là sensory issue, rối loạn cảm xúc . Có thể bé chỉ thích được ôm, massage, xiết chặt cho có áp lưc sâu. Tôi không gặp nên không thể đoán hơn.
Phi
Special Ed.
Hình đại diện của thành viên
phi
 
Bài viết: 5627
Ngày tham gia: CN Tháng 2 08, 2009 10:23 am

Re: Xin tư vấn về cách dạy con trai 3 tuổi

Gửi bàigửi bởi SocCun » T.Ba Tháng 7 23, 2013 7:50 pm

Tôi rất cảm ơn anh Phi vì đã trả lời cho trường hợp của con tôi. Từ hôm trước tới giờ tôi cứ vào ra diễn đàn không biết bao nhiêu lần, mong chờ hồi âm của các anh chị.

Thưa anh Phi,

Tôi biết trường hợp con tôi không hề đơn giản. Con đường trước mắt còn dài lắm. So với chuẩn 3 tuổi, con trai tối chỉ đạt được hơn nửa. Mới tuần trước thôi, tôi còn đang điên cuồng search các tài liệu để xác định xem, con tôi thuộc dạng nào: TK, Asperger hay chỉ là Chậm phát triển ngôn ngữ. Nhưng rồi, từ khi vào diễn đàn, đọc các bài viết trên này, tôi hiểu rằng, điều cần kíp bây giờ là phải tỉnh táo và hành động. Tôi nhớ ở đâu đó anh Phi có noi: TK hay không, không phải là cái công tắc bật lên bật xuống. Với tình trạng của con, tôi chẳng thể tìm ra một câu trả lời rõ ràng, tuyệt đối. Thế nên, tôi đã quyết tâm: nhìn vào con và khắc phục điểm yếu.

Trong bài viết trước, tôi miêu tả khá sơ lược về con. Tôi xin phép được nói rõ thêm để mong có thể được anh cho lời khuyên.

- Tình trạng bé của chị tôi nghĩ không đơn giản, khó mà đưa ra lời khuyên cụ thể trên diễn đàn . Bé nhà chị biết mặt chữ, mặt số tốt nhưng có thể chỉ là "biết" như những hình tượng, chứ không phải là ký hiệu ngôn ngữ. Khi làm các test ngôn ngữ nhà nghề, người ta sẽ biết rõ hơn (không đc 100% nhưng tương đối chính xác để lên phương án can thiệp). Tôi đoán là bác sĩ chỉ định rối loạn, và không làm các test đó cho bé (bác sĩ họ không làm các test này vì nó năm bên ngôn ngữ trị liệu và gddb).


Dạ vâng, mức độ HIỂU của cháu còn rất thấp. Về chữ, cháu gặp gì đọc nấy, nhưng chỉ hiểu được những từ cháu đã biết khái niệm, và số lượng từ này tất nhiên còn rất hạn chế. Về số, cháu có thể đếm. Ví dụ: Mẹ hỏi: Có mấy con vịt trong tranh? - Con đáp: Có 6 con vịt (Cháu có thể đếm số lượng hơn thế nhiều); Hoặc: Mẹ yêu cầu: Đưa cho mẹ 3 quả cam - Cháu thực hiện đúng.

Bác sỹ hôm nọ chỉ cho đo điện não, test PAP3 gì đó và một test tự kỷ anh ạ.


- Việc bé thuộc thơ cũng vậy, không biết được là thuộc theo ký âm có vần, hay thuộc vì biết các câu có liên quan với nhau . Tôi ngờ là loại đầu . Việc bé có NN diễn đàn là điều đáng mừng . Việc bé thích các chữ, số là việc chị sẽ không thể cấm nổi, và cũng là việc chị không nên cấm . Nếu có 1 chuong trình can thiệp tốt, cái mà bé đam mê sẽ đc chuyển thành điểm manh cho bé sau này . Ví dụ như 1 bé hay vẽ hình chi tiết, người ta sẽ dùng để dạy các môn khoa học (vẽ con kiến, đếm xem mấy chân), hoặc giao tế khi lớn (để khuôn mặt trống cho bé vẽ nét mặt tùy theo cốt truyện).

Cháu thuộc rất nhiều thơ, bài hát ru, và hát rất nhiều bài nhưng không hiểu anh ạ. Tuy nhiên, cháu lại có thể liên tưởng khá tốt. Tôi đón cháu đi học về. Trời mưa, khi ra khỏi xe, tôi che ô. Cháu liền đọc: Che trời nắng cho mẹ - Che trời mưa cho bé - Cái gì thế bé ơi - Là cái ô; Hoặc khi cô giáo đưa cho cháu con voi đồ chơi, hỏi là gì, cháu đọc ngay: Con vỏi con voi - Cái vòi đi trước.....
Ý kiến của anh về đam mê chữ, số của cháu tôi sẽ tiếp thu. Hiện tại, các bé lớn hơn trong lớp của cháu đang học chữ và số, tôi đang yêu cầu cô giáo những lúc như vậy thì cho cháu sang lớp khác chơi. Tôi sợ con tôi lại học thêm cộng, trừ, nhân, chia nữa thì nguy. Anh Phi thấy thế nào ạ?

Việc bé trả lời tốt các câu hỏi "ai, cái gì ..." nhưng lại không trả lời tốt một cách nhất quán, đó là do cách dạy . Điều này tôi gặp nhiều . Ai, cái gì, ... là các câu hỏi bên nhận thức, cần dạy kèm với môn Văn và sequence. Nếu chỉ dạy bằng cách tact, đưa hình ra hỏi, lâu ngày bé sẽ có hành vi như chị mô tả . Hành vi này sẽ nặng thêm, và có thể ảnh huong qua bên nhận thức . Bé sẽ học và trả lời theo kiểm nắm cấu trúc rồi nói 1 loạt xem cái nào đúng, cái nào sai.

Anh có thể nói rõ thêm về việc phối hợp với môn Văn và sequence không?
Theo quan điểm của tôi thì phải dạy cháu HIỂU là mấu chốt đầu tiên, xây dựng quỹ khái niệm cho cháu trước đã. Thế nhưng, tôi quan sát thấy cô giáo can thiệp lại dạy cháu những câu: "Cô giáo dạy ở trường của con tên gì?" - "Cô giáo dạy con ở nhà tên gì?" và cháu thường trả lời nhầm lẫn. Hay khi cô dạy nghề nghiệp qua các thẻ hình, cô đưa ra cả những thẻ hình về thợ mộc, thợ hàn là những nghề nghiệp không phổ biến. Khi đi ra đường, mẹ cũng cố gắng chỉ cho con cảnh sát giao thông, xem ti vi thì nói cho con kia là cô phát thanh viên, còn những nghề kia thì chịu. Ý kiến anh Phi thì thế nào ạ?

VIệc chị nói thích đc bố mẹ âu yêm' nhưng lại thờ ơ, có thể chỉ là sensory issue, rối loạn cảm xúc . Có thể bé chỉ thích được ôm, massage, xiết chặt cho có áp lưc sâu. Tôi không gặp nên không thể đoán hơn.

Về vấn đề này thì tôi không nghĩ con tôi chỉ muốn được âu yếm vì cảm giác. Khi mẹ khóc, cháu thơ thẩn đứng quanh, thỉnh thoảng liếc nhín xem mẹ ra sao, khi mẹ cười rồi, khuôn mặt cháu mới tươi tắn trở lại. Hay khi cháu mới đi học mầm non, thấy mẹ cũng nức nở nhào tới. Điều tôi băn khoăn đó là cháu không thể hiện xúc cảm mạnh mẽ như các trẻ bình thường. Bây giờ, mẹ tới trường đón, cháu chỉ nhoẻn miệng cười, mắt thì vội tìm mấy chữ cái trên tường, tay thì đưa ra viết theo.

Khi tôi đưa cháu đi khám. Bác sỹ tâm lý đã giả thiết rằng, có thể khi mẹ sinh em bé (con thứ 2 của tôi mới 7 tháng), cháu phải chịu những áp lực tâm lý, dẫn tới trầm cảm. Quả thực, trước đó, khuôn mặt cháu rất buồn, nhất là khi ra khỏi nhà. Nhưng bây giờ, trộm vía, cháu đã tươi tắn, hoạt bát hơn nhiều.

- Tôi còn một việc mong nhận được ý kiến của anh Phi. Đó là: Đơn thuốc hiện nay của cháu có Luvox 100mg; Nootropyl 800mg; Magne B6. Tôi rất băn khoăn về chuyện uống thuốc của cháu, không biết sau này có ảnh hưởng tới hệ thần kinh không. Khi uống thuốc, đúng là cháu ngoan hơn, tiếp thu nhanh hơn.


Tôi tha thiết nhận được hồi đáp của anh cũng như các ý kiến chia sẻ trên diễn đàn
(tôi đã đánh một bài rất dài thế mà lại bị mất tiêu, đành phải đánh lại nhưng chắc vẫn bị sót ý)
SocCun
 
Bài viết: 10
Ngày tham gia: T.Hai Tháng 7 22, 2013 12:47 am

Re: Xin tư vấn về cách dạy con trai 3 tuổi

Gửi bàigửi bởi phi » T.Ba Tháng 7 23, 2013 8:34 pm

Bác sỹ hôm nọ chỉ cho đo điện não, test PAP3 gì đó và một test tự kỷ anh ạ


Chắc đó là PEP-3, viết tắt của Psychoeducational Profile. Đây là 1 test sàng lọc, không đủ tính chuyên môn để xác định gì đâu bạn . Vậy thì chúng ta cứ giả định là bé có khó khăn cần giúp, có vđ về phát triển ngôn ngữ, và không đủ dữ kiện để định rối loạn gì cả .

Bác sỹ tâm lý đã giả thiết rằng, có thể khi mẹ sinh em bé (con thứ 2 của tôi mới 7 tháng), cháu phải chịu những áp lực tâm lý, dẫn tới trầm cảm.


Tôi nghe câu này hơi bị shock, vừa shock về chuyên môn, vừa shock về tâm lý vì theo tôi nó không đủ khoa học, và làm cho người mẹ cảm thấy mình có lỗi. Nếu không may có Rối loạn TK, thì nó cũng chẳng có gì liên quan tới việc bạn chăm sóc con ra sao, hoặc bạn có con lúc bé đầu bao nhiêu tháng.

Đơn thuốc hiện nay của cháu có Luvox 100mg; Nootropyl 800mg; Magne B6.


Cái này thì tôi thua rồi, vì tôi không được đào tạo về bên Dược hoặc Y khoa. Tôi có thể đi hỏI bác sĩ Lan trong CCM, nhưng thường tôi hỏi với tính cách uống thuốc ra sao để phối hợp với Thời khóa biểu học . Ngay cả bác sĩ Lan (bác sĩ Tâm thần nhi) cùng sẽ không khuyên uống / không uống trên diễn đàn được . Chỉ có bác sĩ ở địa phương la người khám cho bé trực tiếp mới nên cho ý kiến thôi chị ạ

Theo quan điểm của tôi thì phải dạy cháu HIỂU là mấu chốt đầu tiên, xây dựng quỹ khái niệm cho cháu trước đã. Thế nhưng, tôi quan sát thấy cô giáo can thiệp lại dạy cháu những câu: "Cô giáo dạy ở trường của con tên gì?" - "Cô giáo dạy con ở nhà tên gì?" và cháu thường trả lời nhầm lẫn. Hay khi cô dạy nghề nghiệp qua các thẻ hình, cô đưa ra cả những thẻ hình về thợ mộc, thợ hàn là những nghề nghiệp không phổ biến. Khi đi ra đường, mẹ cũng cố gắng chỉ cho con cảnh sát giao thông, xem ti vi thì nói cho con kia là cô phát thanh viên, còn những nghề kia thì chịu. Ý kiến anh Phi thì thế nào ạ?


Nói về tầng phát triển thì "hiếu" nằm trên cả intraverbal, tôi nghĩ bạn chưa dạy được . Ở Mỹ người ta cũng dạy chữ "hiếu", nhưng người ta dạy khác mình lắm chị ạ , cho nên đề tài này để dành khi khác nhe.

Dạy nghề nghiệp thì cô giáo nên giới hạn ở funcitonal words, từ chức năng, tức là các từ mà ở độ tuổi bé cần biết . VD như lớp 3 mà đi dạy "thủ tướng", "chủ tịch xã", "xe tăng" thì làm gì phải không chị . Chị nên soạn các từ chức năng và yêu cầu cô giáo bám theo dạy .

Cô giáo cũng hay dạy "danh tứ" như táo, nho, bác sĩ, y tá ... Họ ít dạy "động từ". Vì sao? 2 lý do chính

1/ Dạy "danh từ" thì dề soạn bài . Dạy "táo" thì cho coi hình quả táo, chứ dạy "chạy" thì khó mà dùng 1 hình để tả rõ chức năng.
2/ Dạy "danh từ" thì các bé có khó khăn học rất nhanh, vì nó liên quan nhiều tới hình ảnh.

Tôi khuyên bạn nên nói cô giáo dạy "động từ", dạy bé sắp đặt câu theo logic hình, dùng hình ảnh hỗ trợ cho các câu nói, bắt đầu từ các câu đơn giản như "con muốn sữa".

"Cô giáo dạy con ở nhà tên gì?"


Bạn có thể tự hỏi khi con mình học gì đó, học để làm gì ? Bé cần biết tên cô giáo, nhưng có cần biết phân biệt 2 khái niệm "cô giáo ở nhà" và "cô giáo ở trường" chưa ? Sao không dạy khái niệm "hôm qua, ngày mai" trước ? Các em TK hay không TK, khi học gì đó thì chúng ta luôn đặt ra câu hỏi: Học để làm gì ? Nên học vào lúc này hay có cái khác cần hơn để học .

Nên tránh từ phức tạp . "Cảnh sát" là đủ rồi, "cảnh sát giao thông" với bé thì khó . "Phát thanh viên" thì lại còn khó hơn . Bác sĩ, nha sĩ, y tá, xe ôm, hàng xóm ... theo tôi là các từ chức năng cần hoc trước .

thỉnh thoảng liếc nhín xem mẹ ra sao, khi mẹ cười rồi, khuôn mặt cháu mới tươi tắn trở lại.


Nếu vậy thì bé có vẻ đọc được cảm xúc người khác nhỉ .
Phi
Special Ed.
Hình đại diện của thành viên
phi
 
Bài viết: 5627
Ngày tham gia: CN Tháng 2 08, 2009 10:23 am

Re: Xin tư vấn về cách dạy con trai 3 tuổi

Gửi bàigửi bởi SocCun » T.Ba Tháng 7 23, 2013 9:52 pm

Cảm ơn anh Phi!

Tôi sẽ điều chỉnh phương pháp dạy cháu rồi sẽ phản hồi lại với anh sau nhé! Thật may tìm được concuame, nếu không tôi cũng không biết có thể trao đổi chia sẻ cùng ai.
Hiện tại thì những câu như: "Mẹ ơi, con muốn uống nước!" - "Bố ơi, xếp cho con số 1" - "Mẹ ơi, chơi với con"... cháu nói khá thường xuyên. Việc học danh từ, động từ, các từ cảm thán (tính từ thì tôi chưa dạy nhiều) đối với cháu không quá khó. Cháu gặp vấn đề với câu hỏi "đúng không", dạy khoảng 3 tuần rồi mà vẫn chưa đạt.

Về thời gian biểu, cháu đi học ở trường từ sáng tới 5h chiều, mỗi tuần có 3 buổi can thiệp cùng cô giáo. Không biết như vậy thời gian can thiệp, học cùng bố mẹ có ít quá không? Tôi có nên cắt giảm giờ của cháu ở trường không? (Về nhà cháu ăn rất khó, nhưng ở lớp thì chịu ăn khi cô giáo đút. Ở lớp, theo lời cô thì cháu cũng có ngồi chơi với bạn, múa hát, tập thể dục với cả lớp, có nói chuyện với 1,2 bạn)

Tôi là phụ huynh mới, rất tiếc là biết tới trang web này muộn nên đã bỏ lỡ hội thảo ở trường Ban Mai hồi tháng 6. Tôi rất muốn bé được thẩm định để có đường đi đúng hơn thì quy cách như thế nào ạ?

Một lần nữa cảm ơn anh rất nhiều.
SocCun
 
Bài viết: 10
Ngày tham gia: T.Hai Tháng 7 22, 2013 12:47 am

Re: Xin tư vấn về cách dạy con trai 3 tuổi

Gửi bàigửi bởi SocCun » T.Sáu Tháng 8 02, 2013 7:50 pm

Anh Phi oi!!!!!!!!!!!

Làm thế nào để bé bỏ được thói quen nhại lời đây anh? Buồn ghê, nhiều khi cu cậu cứ vừa nói theo mẹ vừa cười như thể là trêu mẹ ấy. Mẹ nghiêm giọng quát, chàng cũng nhại lại.
SocCun
 
Bài viết: 10
Ngày tham gia: T.Hai Tháng 7 22, 2013 12:47 am

Re: Xin tư vấn về cách dạy con trai 3 tuổi

Gửi bàigửi bởi Me chuotbi » CN Tháng 8 04, 2013 5:51 am

Mẹ soccun ơi, mình cũng ko phải có nhiều kinh nghiệm, nhưng lúc trước con mình cũng nhại lời. Ví dụ hỏi: Ai mua cho con? Con cũng nhại lại câu đó.
Nếu thực tế là bố mua, thì mình sẽ hỏi chệch đi là Bà mua cho con à? Thế là con trả lời Bố mua cho con.
Cứ nhiều lần như vậy, con mình đã bỏ được chứng nhại lời bạn ạ.

Bạn thử áp dụng xem sao nhé
Me chuotbi
 
Bài viết: 27
Ngày tham gia: T.Bảy Tháng 7 27, 2013 11:16 pm

Re: Xin tư vấn về cách dạy con trai 3 tuổi

Gửi bàigửi bởi SocCun » T.Hai Tháng 8 05, 2013 6:50 pm

Cảm ơn mẹ chuotbi, mình sẽ áp dụng cách của mẹ nó cho cậu chàng nhà mình xem sao. Khi bé nhà mình ở trạng thái bình thường thì mình có thể điều chỉnh việc nói nhại của cậu ấy. Tuy nhiên, trong trạng thái hơi kích động, ví như, khi cậu ta mè nheo khóc nhè mà mẹ nghiêm giọng thì y như rằng sẽ nhại theo lời mẹ, không sao kiểm soát được.
SocCun
 
Bài viết: 10
Ngày tham gia: T.Hai Tháng 7 22, 2013 12:47 am

Re: Xin tư vấn về cách dạy con trai 3 tuổi

Gửi bàigửi bởi Me chuotbi » T.Hai Tháng 8 05, 2013 10:00 pm

lúc đó đừng quát con sẽ cuống lên rối trí, sẽ nhại lời đấy. Bé nhà mình cũng vậy.
Mình làm theo cách mình đã đưa thì bây giờ bé ko còn nhại lời nữa.
Me chuotbi
 
Bài viết: 27
Ngày tham gia: T.Bảy Tháng 7 27, 2013 11:16 pm

Re: Xin tư vấn về cách dạy con trai 3 tuổi

Gửi bàigửi bởi phi » T.Ba Tháng 8 06, 2013 1:00 am

Làm thế nào để bé bỏ được thói quen nhại lời đây anh?


Bạn cẩn thận vì hành vi nhại lời có thể là một dạng echolia, là một cách giao tiếp (mức độ thấp) của trẻ TK. Tuy nghe trẻ lập lại thì mình thấy "kỳ kỳ" hay "hỗn", nhưng đó có thể là cách con bạn dùng để cho người khác biết bé muốn gì, hoặc không muốn gì, hoặc nói ra một ý nào đó. Dù lập lại không phải là cách giao tiếp tốt, nhưng nó là nền tảng để dạy bé các cách giao tiếp có chức năng, mức độ cao hơn.

Nếu đúng là con bạn đang dùng echolia để giao tiếp mức độ thấp thì bạn không nên shut down, đóng cái cửa đó lại. Nó giống như một trẻ đang tập nói, dù là nói ngọng thì cứ để cho bé nói đã, thay vì cứ đi theo chỉnh cho bé nói đúng, làm mất đi nhu cầu diễn đạt của bé.

Chuyên gia Ngôn ngữ trị liệu khi gặp trường hợp này, họ thường phối hợp với giáo viên dùng pp học/chơi (play therapy), sử dụng pp như floor time cùng với speech therapy để hướng dẫn trẻ nói, diễn đạt tốt hơn.
Phi
Special Ed.
Hình đại diện của thành viên
phi
 
Bài viết: 5627
Ngày tham gia: CN Tháng 2 08, 2009 10:23 am

Trang kế tiếp

Quay về Chia sẻ kinh nghiệm dạy dỗ, điều trị cho bé...

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.26 khách.

cron